Những khán giả đặc biệt của phiên tòa đánh bạc ngàn tỷ

Thứ Ba, 13/11/2018 09:27

|

(CAO) Trong phiên xét xử vụ án đánh bạc qua mạng gần chục ngàn tỷ, xuất hiện nhiều người “đặc biệt” tham gia theo dõi phiên tòa.

Sáng 13-11, tại TAND tỉnh Phú Thọ, HĐXX bước sang ngày làm việc thứ 2 của phiên xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc qua mạng gần chục ngàn tỷ, đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ tiếp tục công bố cáo trạng về hành vi phạm tội và tội danh của các bị cáo còn lại.

An ninh tại phiên tòa được thắt chặt. Người dân, phóng viên, người liên quan khi đến tham dự phiên tòa đều phải làm các thủ tục kiểm tra an ninh

Trong suốt thời gian diễn ra phiên xexét xử, an ninh được thắt chặt với hơn 500 chiến sĩ cảnh sát phục vụ việc đảm bảo công tác an ninh.

Trong phần trả lời căn cước, ông Phan Văn Vĩnh hai lần nói nhầm thông tin ngày bị bắt là ngày 6-4-1998 và năm sinh của con từ 1988 thành 1987.

Người liên qua đến phiên tòa phải trải qua hai vòng kiểm tra.

Trong phần thủ tục, chủ tọa hỏi các bị cáo về việc có ai từ chối cơ quan tố tụng công bố bản án lên mạng sau khi tuyên án. Ông Phan Văn Vĩnh giơ tay trả lời “từ chối việc công bố bản án lên trang cổng thông tin điện tử của tòa án”.

Luật sư Lê Văn Thiệp cũng đề nghị tòa triệu tập đại diện Bộ Thông tin - truyền thông đến tòa để làm rõ việc cho cấp phép thẻ cào và đề nghị 3 nhà mạng là Viettel, Mobifone, Vinafone phải có mặt thường xuyên tại tòa.

Ông Vĩnh và các bị cáo trong ngày đầu xét xử.
"Bóng hồng" Lưu Thị Hồng gây chú ý tại phiên tòa bởi nhan sắc xinh đẹp.

Trong ngày đầu phiên tòa có nhiều người dân tham gia theo dõi xét xử. Trong đó, có nhiều bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện quanh tòa cũng đến theo dõi diễn biến phiên tòa.

Trong ngày đầu diễn ra phiên xét xử, HĐXX chủ yếu thẩm tra căn cước bị cáo và công bố cáo trạng của 92 bị can.

Cáo trạng dài 235 trang của VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố các bị cáo trong vụ án. Theo cáo trạng, vụ án tổ chức đánh bạc qua mạng do Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT công ty CNC) và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao, có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan được nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Phiên tòa có nhiều người dân đến theo dõi. Mỗi người dân đến tham gia theo dõi được Ban tổ chức kiểm tra và trao cho một thẻ trắng để được vào hội trường theo dõi.

Sau 28 tháng vận hành game đánh bạc, nhóm tổ chức đã xây dựng được hệ thống gồm 25 đại lý cấp I, hơn 5.800 đại lý cấp II để chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.

Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đã lôi kéo được gần 43 triệu tài khoản đăng ký, thu lợi bất chính hơn 9.800 tỉ đồng. Trong đó, Dương hưởng lợi hơn 1.600 tỉ đồng, Phan Sào Nam hưởng hơn 1.400 tỉ đồng, nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên đang trốn truy nã hưởng lợi 1.500 tỉ đồng.

Ba nhà mạng gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng hơn 200 tỉ đồng. Ngoài ra, nhóm điều hành đường dây đánh bạc còn dành hơn 2.600 tỉ đồng trả thưởng cho các con bạc.

Vụ án được sự quan tâm của dư luận. Trong số những người dân đến theo dõi phiên tòa có nhiều bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện quanh trụ sở tòa đã đến theo dõi

Cáo trạng thể hiện, năm 2014, Hoàng Thanh Trung (SN 1978, đang bỏ trốn) chủ động gặp Phan Sào Nam bàn về việc có phần mềm đánh bạc trực tuyến cần tìm đối tác phát hành. Trung đề nghị Nam tìm pháp nhân để xây dựng game đánh bạc. Năm 2015, Phan Sào Nam gặp Nguyễn Văn Dương biết CNC là công ty bình phong của C50 nên Nam đề nghị Dương hợp tác phát hành game đánh bạc.

Tháng 4-2015, Dương chỉ đạo Lưu Thị Hồng (Tổng giám đốc công ty CNC) ký hợp đồng với Phan Sào Nam về việc cung cấp phần mềm và giải pháp công nghệ cho dịch vụ “Win2all khai thác thương mại với tên Rikvip theo địa chỉ web www.RikVip.com”.

Theo đó, CNC là đơn vị phát hành dịch vụ, cung cấp hệ thống, giải pháp thanh toán và đứng tên giấy phép. Còn VTC online là đơn vị sản xuất, phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng và phần mềm liên quan.

Thỏa thuận tỷ lệ phân chia doanh thu theo phụ lục hợp đồng là: Nếu doanh thu đến 5 tỉ đồng/tháng thì CNC hưởng 30%, VTC online hưởng 70%; từ trên 5 tỷ đồng đến dưới 15 tỉ đồng/tháng thì CNC 35%, VTC online 65%; trên 15 tỉ đồng thì CNC 40%, VTC online 60%...

Những phút đầu tiên tại phiên tòa, ông Vĩnh tranh thủ đọc thông tin cáo trạng.

Còn Phan Sào Nam đề nghị chị họ là Đỗ Bích Thủy (Giám đốc công ty Nam Việt) cho mượn pháp nhân công ty để xây dựng phần mềm trò chơi trực tuyến. Từ đó, Hoàng Thành Trung được bổ nhiệm làm Phó giám đốc công ty Nam Việt, điều hành mọi hoạt động tại Hà Nội.

Sau khi vận hành thử, tháng 4-2015, nhóm điều hành khai thác game bài Rikvip. Các bên thu tiền đánh bạc từ nguồn thẻ cao viễn thông, thẻ game qua công ty trung gian thanh toán gạch thẻ HomeDirect hoặc từ thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế…

Sau khi tổ chức, vận hành đường dây đánh bạc nghìn tỉ có sự giúp sức của ông Vĩnh và ông Hóa, Nguyễn Văn Dương thu lời bất chính 1.655 tỉ đồng. Để che giấu nguồn tiền phi pháp, Dương tìm cách rửa tiền qua dự án BOT, lập nhiều công ty để nâng khống vốn Công ty UDIC.

Dương nhờ người thân đứng tên lập 3 công ty “ma” để ký giao khoán hợp đồng tổng giá trị 530 tỉ đồng. Sau đó, Dương chuyển tiền vào Công ty UDIC rồi tiếp tục chuyển cho 3 công ty ma. Cuối cùng, 3 công ty này rút tiền rồi lại chuyển vào tài khoản của Dương, để Dương tiếp tục quay vòng tiền.

Trong vòng 2 năm, vốn điều lệ của UDIC thể hiện tăng 1.400 tỉ nhưng thực tế không tăng đồng nào. Ngoài ra, để rửa tiền, Dương còn có 33 lần góp 330 tỉ đồng vào BOT Bắc Giang - Lạng Sơn. Tuy nhiên trên thực tế, Dương chỉ góp 23 tỉ đồng, số còn lại là tiền ảo do việc nộp khống vào công ty UDIC mà có. Năm 2017, Dương bán cổ phần tại công ty UDIC để lấy tiền gửi tiết kiệm và mua bất động sản.

Bình luận (0)

Lên đầu trang