Ngàn lẻ một kiểu lừa đảo bằng công nghệ: Từ mạo danh - xưng danh đến... vay vốn

Thứ Hai, 25/04/2022 15:38

|

(CATP) Hiện nay, các loại dịch vụ ngân hàng không trực tiếp đến giao dịch với nhân viên tại ngân hàng, mà khách hàng chỉ cần lướt web từ chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng... là thực hiện giao dịch trên ngân hàng điện tử vừa tiện lợi vừa nhanh, đáp ứng nhu cầu kịp thời. Thế nhưng, mặt trái của loại ngân hàng điện tử này lại biến thành “mảnh đất màu mỡ” mà bọn lừa đảo lợi dụng với rất nhiều kiểu lừa tinh vi mà người dân cần cảnh giác.

CHIÊU THỨC TINH VI

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) nhận định mới nhất về các kiểu lừa đảo bằng công nghệ để cảnh báo với người dân mà những thủ đoạn của kẻ xấu thường sử dụng. Do loại hình ngân hàng điện tử phổ biến, trở thành dịch vụ thiết yếu của khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng các tiện ích tài chính ngân hàng một cách linh hoạt, thuận tiện mà không cần ra quầy giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng hay sở giao dịch ngân hàng.

Chính vì thế, bọn tội phạm công nghệ cao đã sử dụng các chiêu thức lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách. Cũng theo VNBA, người dân cần cảnh giác, như trường hợp một ngân hàng khuyến cáo khách hàng rằng, kẻ mạo danh xưng nhân viên ngân hàng nhằm mục đích xấu. Đó là, đối tượng lừa đảo lập tài khoản trên mạng xã hội Zalo/Facebook, chúng sử dụng logo, phòng giao dịch, hình ảnh của nhân viên ngân hàng. Bọn mạo danh sử dụng các tài khoản này liên hệ với khách hàng để giới thiệu các “gói vay vốn” với nhiều khuyến mại hấp dẫn.

Những tin nhắn, thông báo lừa đảo mạo danh ngân hàng

Không những vậy, bọn lừa đảo còn cung cấp dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, hỗ trợ nâng hạn mức thẻ tín dụng... Nhằm tạo lòng tin với nạn nhân, bọn lừa đảo thường xuyên đăng tải những hình ảnh giải ngân thành công và gửi cho khách hàng thông báo khoản vay đã được phê duyệt. Sau đó yêu cầu khách hàng chuyển một khoản tiền gọi là “phí hồ sơ” để hoàn tất thủ tục. Khi nạn nhân dính bẫy lừa chuyển tiền “phí”, kẻ xấu liền chơi trò “biến mất, chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Theo VNBA, hiện nay về quy trình vay vốn, cấp tín dụng tại ngân hàng luôn được các ngân hàng thực hiện minh bạch, khách hàng gặp gỡ trực tiếp với nhân viên ngân hàng hoặc thông qua hệ thống ứng dụng, nền tảng công nghệ do ngân hàng phát triển để ký nộp hồ sơ vay vốn nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật trong quá trình đăng ký vay vốn. Vì vậy, khách hàng tuyệt đối nâng cao cảnh giác trước bất kỳ lời mời chào vay vốn từ các số điện thoại cá nhân, yêu cầu kết bạn Facebook/Zalo, yêu cầu chuyển trước các khoản tiền phí, thậm chí là yêu cầu đặt cọc.

Đối với người dân có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng, khách hàng có thể đến trực tiếp tại quầy giao dịch gần nhất hoặc liên hệ với ngân hàng thông qua các kênh chính thức. Thường khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc thực hiện các dịch vụ ngân hàng thì chủ động tìm đến ngân hàng hơn là bỗng dưng ai đó xưng danh, mạo nhận là nhân viên ngân hàng mời chào, hướng dẫn... một cách có chủ đích chiếm đoạt tiền của khách hàng.

TUYÊT ĐỐI KHÔNG LÀM LỘ BẢO MẬT

Cũng cần cảnh giác việc bọn lừa đảo nhấp vào đường link giả mạo, nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP xác thực, bọn lừa đảo sẽ chiếm quyền kiểm soát dịch vụ ngân hàng điện tử của khách  hàng và bọn chúng thực hiện lệnh chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng khác  để lấy mất tiền.

Chưa hết, kẻ lừa đảo hiện nay còn mạo danh cả nhân viên nhà mạng. Chúng tự xưng danh nhân viên, cán bộ công ty  viễn thông, liên hệ với khách hàng qua điện thoại, tin nhắn và đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi sim 4G/5G miễn phí và hướng dẫn cú pháp để chuyển đổi. Trường hợp khách hàng khi thực hiện theo sẽ bị chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại.

Sau khi chiếm được sim điện thoại, các đối tượng gian lận sẽ đăng nhập và sử dụng các ứng dụng ngân hàng điện tử, ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản (thẻ ngân hàng có liên kết ví điện tử của khách hàng). Khi khách hàng bị chiếm đoạt sim điện thoại phải đối mặt với nguy cơ cao sẽ mất tiền trong tài khoản ngân hàng.

Trên sàn thương mại điện tử, bọn lừa đảo cũng mạo danh nhân viên Shopee, Lazada, Tiki... tuyển cộng tác viên đặt đơn hàng ảo. Ở đây, nạn nhân được nhận côngviệc theo yêu cầu đặt mua các đơn hàng ảo, nhưng chuyển khoản thanh toán thật, sau đó sẽ được nhận lại tiền gốc cộng hoa hồng rất cao, đó là từ 10% đến 20%. Các đơn hàng đầu tiên thường trị giá nhỏ từ 1 triệu đến 2 triệu đồng nhằm tạo lòng tin.

Cộng tác viên sau khi chuyển khoản đều được đối tượng báo nhiệm vụ thành công và chuyển trả đầy đủ tiền gốc, cộng thêm hoa hồng như cam kết cũng là để tạo dựng lòng tin. Tiếp đó, đối tượng sẽ gửi nhiệm vụ lớn hơn có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng, rồi xuất chiêu báo lỗi, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khác, đủ điều kiện mới được hoàn lại tất cả các đơn bị lỗi trước đó. Bằng hình thức này, bọn lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, mà mọi người cứ ngỡ mình là “cộng tác viên” mua bán hoành tráng (!?).

Chưa hết, khi chiếm quyền điều khiển tài khoản, chúng mạo danh ngươi thân nhắn tin vay mượn tiền. Đó là chiêu đối tượng lừa đảo lập tài khoản giả mạo hoặc chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người dùng. Tiếp đó, kẻ gian sẽ nhắn tin với người thân quen trong danh sách bạn bè của người dùng để nhờ thanh toán tiền, mua thẻ cào điện thoại, hoặc chuyển khoản vào một số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng đã chuẩn bị sẵn từ trước (hòng chiếm đoạt tiền).

Mọi người cần biết là không cung cấp hình ảnh 2 mặt chứng nhân dân (căn cước công dân) hay giấy tờ tùy thân cho bất kỳ ai qua Facebook/Zalo vì bất kỳ mục đích gì. Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển khoản cho cán bộ hỗ trợ tín dụng. Tất cả các khoản phí sẽ được thu tự động trên tài khoản của khách hàng hoặc thu tại quầy giao dịch.  Không cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, các mã OTP cho bất kỳ ai và không nhập các thông tin này trên các đường link lạ được gửi qua tin nhắn điện thoại, Facebook, Zalo.

Trường hợp người thân nhờ chuyển tiền hay cào thẻ mọi người cần gọi điện thoại Những tin nhắn, thông báo lừa đảo mạo danh ngân hàng xác thực lại với người thân khi được nhắn tin qua  Zalo/Facebook nhờ mua thẻ điện thoại hoặc nhờ chuyển khoản do đang có việc gấp cần tiền. Một ngân hàng khuyến cáo, tin nhắn

CẨN THẬN VỚI TIN NHẮN LẠ

Giữa tháng 4-2022, chị T. (ngụ quận có thương hiệu được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt đến khách hàng. Theo nguyên tắc, khi tin nhắn đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu. Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã thay đổi phương thức rất tinh vi và hoàn toàn mới, đó là giả mạo tin nhắn thương hiệu của các ngân hàng.

Điều nguy hiểm là các tin nhắn giả mạo này lại được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu thật của ngân hàng Tân Bình) bất ngờ nhận được tin nhắn trong hộp thư của ngân hàng mà chị đang có tài khoản. Xem nội dung, chị T. thấy “NH... tran trong thong bao. Tai khoan cua quy khach hien tai da bi khoa. Dang nhap www...mabrnk.com de xac thuc ngay hom nay”. Chị T. đã nhấp vào đường link để mở khóa tài khoản. Điều đáng nói, tin trên điện thoại di động của người dùng. Do nhắn mà chị T. cung cấp cho thấy nội dung tin nhắn “lừa đảo” nằm trong cùng thư mục nội dung của ngân hàng mà chị T. có tài khoản.

Sau khi đăng nhập đường link trong tin  nhắn, điện thoại chị T. nhận thêm một tin nhắn nữa, với nội dung thông báo mã OTP xác thực giao dịch chuyển khoản nhanh qua số tài khoản số tiền 22,7 triệu  đồng  trên kênh Internet của dịch vụ ngân hàng này. Ngay sau đó, một tin nhắn thông báo số tiền trên đã được chuyển đi vào tài khoản của Le Huu Tuy và chị T. mất tiền. Tình trạng lừa kiểu tinh vi này là  chúng chèn tin nhắn vào thư mục ngân hàng để gửi đến số điện thoại của khách đó khách hàng rất dễ nhầm tưởng đây là thông báo chính thức từ các ngân hàng.

Trong nội dung các tin nhắn của bọn giả mạo mà mọi người cần biết để cảnh giác, đó là chúng luôn kèm đường dẫn (link), người bị lừa nhầm tưởng thực hiện theo, nhấp vào link gửi kèm này là đến các trang web giả mạo do các đối tượng xấu nắm giữ.

Các trang web lừa đảo thường có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng, nên mọi người rất dễ lầm tưởng, mất cảnh giác. Khi người dân truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo na ná các web chính thức của ngân hàng và yêu cầu khách hàng nhập thông tin bảo mật, mã OTP với chiêu, như “tài khoản của quý khách vừa mở dịch vụ tài chính toàn cầu với phí dịch vụ hàng tháng là 2.800.000VND sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ, vui lòng nhấn vào... vip.xyz để hủy”.

Ngàn lẻ một kiểu lừa đảo bằng công nghệ
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang