Ông Huỳnh Uy Dũng được xác định chưa đủ cơ sở cấu thành tội phạm
Ngày 31/5, TAND TPHCM trả hồ sơ cho Viện KSND TPHCM đề nghị điều tra bổ sung 3 nội dung, đáng chú ý là 2 yêu cầu làm rõ hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam) có đồng phạm với Nguyễn Phương Hằng hay không, khi có những lần ông Dũng cùng tham gia các buổi livestream ở Công ty Đại Nam, ở nhà... đề nghị làm rõ hành vi có dấu hiệu làm nhục, vu khống người khác theo điều 155, 156 Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, khoảng tháng 3/2021, bà Nguyễn Phương Hằng (TGĐ Công ty Cổ phần Đại Nam) đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 cá nhân, gồm ông Võ Nguyễn Hoài Linh (N.S Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (C.S Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo - luật sư, Th.s luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (C.S Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (C.S Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó TBT Báo Pháp Luật TPHCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.
Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân dù không mâu thuẫn với những cá nhân trên, nhưng là nhân viên và hưởng lương của Nguyễn Phương Hằng nên liên tục thực hiện hành vi giúp sức cho bị can Hằng.
Để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của mình, Nguyễn Phương Hằng mời Đặng Anh Quân (T.S luật, giảng viên Đại học) tham gia các buổi livestream của mình. Khi Hằng phát ngôn xúc phạm người khác thì Đặng Anh Quân tương tác, phát ngôn về nội dung liên quan. Bị can Đặng Anh Quân góp phần cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Ngày 18/5, TAND TPHCM thông tin về lịch xét xử bị can Nguyễn Phương Hằng, Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân, Đặng Anh Quân cùng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Bà Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị bắt tạm giam
Bà Nguyễn Phương Hằng có vai trò chủ mưu, cầm đầu
Từ tháng 3/2021 đến 23/3/2022, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bà Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp và đăng tải các bài viết trên qua mạng internet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau. Bên cạnh đó, bà Hằng đưa các thông tin chưa được kiểm chứng làm xúc phạm tới uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân.
Tại các buổi này, bà Hằng tiết lộ bí mật về chuyện đời tư cá nhân và các nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (SN Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) và bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).
Bà Hằng khai rằng, phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín ông Linh là do ông này có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên. Tuy nhiên, khi bà Hằng yêu cầu cùng lên tiếng về ông Yên lừa đảo thì ông Linh im lặng, không lên tiếng.
Còn với bà Oanh, bà Hằng cho rằng do người này có các bình luận lên trang Facebook liên quan đến hoạt động từ thiện của bà. Bà Hằng khai rằng bà Hàn Ni có những phát ngôn "chống phá” Công ty cổ phần Đại Nam và Quỹ Hằng Hữu.
Tiết lộ chuyện đời tư của người nổi tiếng từ giấc mơ
Công an xác định, bị can Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok. Từ tháng 3/2021 đến 23/3/2022, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bà Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp và đăng tải các bài viết trên qua mạng internet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau.
Bên cạnh đó, bà Hằng đưa các thông tin chưa được kiểm chứng làm xúc phạm tới uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân.
Tại các buổi livestream này, bà Hằng tiết lộ bí mật về chuyện đời tư cá nhân và các nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) và bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).
Vai trò của 4 đồng phạm
Ngoài 3 bị can là đồng phạm với bị can Hằng còn có các bị can: Hà (Hà Lee), Nhi và bị can Tân. Bị can Tân khai trong các buổi trực tiếp livestream của bị can Hằng đóng vai trò là thư ký, MC dẫn chương trình. Hầu hết các buổi này, bị can Tân dẫn dắt câu chuyện theo chiều hướng có nội dung xúc phạm, nhục mạ người khác mà bị can Hằng nói ra.
Sau các buổi livestream, bị can Tân sử dụng hình ảnh, clip trên tài khoản YouTube cá nhân có chèn phần bình luận của mình vào, có nội dung thô tục, xúc phạm nặng nề các cá nhân như ca sĩ Vy Oanh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập Báo Pháp luật TPHCM). Cụ thể, bị can Tân trong buổi livestream, đua ngựa tổ chức tại trường đua Đại Nam thì đã đặt tên cho chó đua, ngựa đua là Vy Oanh, Hàn Ni, Đức Hiển... kèm theo nhiều bình luận khiếm nhã về các nhân vật được đặt tên.
Hai bị can Hà và Nhi khai lập nhiều trang mạng xã hội có tên "Nguyễn Phương Hằng" và lên kịch bản cho các buổi trực tiếp phát ngôn xúc phạm các cá nhân của bị can Hằng. Cả 2 lên danh sách khách mời, chuẩn bị sân khấu, tài liệu đối đáp... Quá trình bị can Hằng trực tiếp livestream phát ngôn thì cả 2 cập nhật các câu hỏi mà cộng đồng mạng gửi về các trang lập ra để bị can Hằng và các khách mời trả lời.
Cả 2 lập nhiều trang, tài khoản Facebook, TikTok... trong đó có 2 trang cá nhân của 2 bị can này là Hà Lee, Hoàng Nhi đăng tải cụ thể lịch livestream và không livestream của bị can Hằng. Các đối tượng khai đã "chủ động" giúp sức cho bị can Hằng. Bị can Đặng Anh Quân được xác định là đã trực tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng bị can Nguyễn Phương Hằng và nhiều lần phát ngôn, bình luận tương tác với bị can Hằng về những nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhiều cá nhân.
Người thân nhiều lần xin bão lãnh cho bà Nguyễn Phương Hằng
Gia đình bị can Nguyễn Phương Hằng có đơn gửi Công an TPHCM, Viện KSND TPHCM đề nghị xin được bảo lãnh tại ngoại. Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Toàn (SN 1962, là anh trai bị can Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng để xin bảo lãnh cho bị can này tại ngoại.
Ông Toàn cho biết, hành vi của bà Phương Hằng thể hiện qua các buổi livestream phát tán trên mạng xã hội đã được cơ quan điều tra khám xét, không cần thiết phải tạm giam để điều tra, thu thập chứng cứ.
Tội danh của bà Hằng cũng không phải là loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp phải tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử. Được biết sau thời gian bị tạm giam đến nay, bà Hằng đã nhận thức được sai phạm, nhận lỗi và cam kết không tiếp tục tái diễn hành vi livestream cũng như làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự môi trường mạng.
Theo ông Toàn, nguyên nhân khiến bà Hằng livestream là do nhiều người công kích bà, công ty, quỹ từ thiện, con cái... nên bà Hằng đã nóng giận mất kiểm soát, xảy ra vi phạm. Về nhân thân, bà Hằng có địa chỉ cư trú rõ ràng, chưa có tiền án, tiền sự, bản thân lại đang bị nhiều bệnh như cao huyết áp, rối loạn lo âu, rối loại lipid máu, mất ngủ kéo dài... phải điều trị thường xuyên nhiều năm nay. Việc tạm giam ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của bà Hằng.
"Qua nhiều lần em tôi làm việc với cơ quan điều tra, viện kiểm sát và luật sư, tôi khẳng định em tôi không bị tâm thần, loạn thần...". Ông Toàn viết trong đơn và khẳng định bản thân ông là người đã trưởng thành, có nhân thân tốt, có địa chỉ cư trú rõ ràng tại TPHCM, đủ điều kiện để bảo lãnh cho em ông được tại ngoại.
Liên quan vụ việc, ông Nguyễn Quang Tuấn (con trai bị can Nguyễn Phương Hằng) cho biết, đã cùng với cậu ruột là ông Toàn 6 lần gửi đơn tới Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM xin bảo lãnh cho bị can Nguyễn Phương Hằng tại ngoại.