Chạm tay với “tử thần”
Khi xảy ra một vụ hỏa hoạn bất kỳ, một tổ trinh sát mau chóng được thành lập. Họ có nhiệm vụ đi vào trung tâm ngọn lửa để cứu người, cứu tài sản và xác định điểm gây cháy. Vì tính chất quan trọng và cực kỳ nguy hiểm ấy, họ được xem là người lính trên tuyến đầu. Đồng đội gọi họ là những trinh sát lửa.
Đa số trinh sát lửa đều được tuyển mộ và đào tạo rất công phu, ngoài sức khỏe vốn có thì họ cần có một ý chí quyết tâm cao. Và Phan Công Hạnh (31 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) là một trong những trinh sát trẻ tiêu biểu của PCCC quận 1 (Cảnh sát PCCC TP.HCM).
Hạnh từng có công cứu mạng nhiều người dân trong cơn nguy khốn. Trong ký ức nghề nghiệp của Hạnh, cảm giác dấn thân vào sợ hãi để cứu người thật khó quên...
Nỗ lực dập tắt một vụ cháy lớn
Chuông báo động kêu vang, Hạnh cùng lính cứu hỏa trên xe đến khách sạn N.W (quận 1) Lúc này, khách sạn chìm trong khói đen. Dòng người hốt hoảng chạy tán loạn cùng tiếng la hét, kêu cứu. Ban chỉ huy tiền phương phân công hai trinh sát, trong đó có Hạnh vào tầng hầm khách sạn. Nhiệm vụ đặt ra là phải tìm kiếm người mắc kẹt, nguồn gốc gây lửa.
Hạnh nói: “Chiếc tủ nhựa đựng đồ cá nhân của nhân viên khách sạn bị cháy, khói lửa tỏa ra rất nóng và độc. Trong ánh sáng nhập nhoạng chiếu từ chiếc đèn pin, giao thông hầm tối mịt”. Ngọn lửa gào thét bên tai như muốn nung chảy bộ đồ bảo hộ làm bằng sợi thủy tinh.
(CAO) Vụ cháy xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng 1-9, tại công ty Ming Syang chuyên sản xuất chỉ may nằm trên đường số 2B, KCN Vĩnh Lộc, Q.Bình Tân, TP.HCM.
Hạnh đạp hết cửa phòng này đến phòng khác vẫn chưa phát hiện ra người. Lúc này, sợi dây tín hiệu kết nối Hạnh với chỉ huy bên ngoài bỗng dưng bị rớt dọc đường. Hạnh nhớ lại: “Đó là những giây phút sợ hãi kinh hoàng bởi bị lạc giữa mê cung đen tối cùng lửa bùng cháy khắp nơi”.
Hai phút sau, bình ôxy Hạnh đeo lưng cạn hơi. Hạnh run chân chạy tất tả trong căn hầm có đường đi ziczắc. May mắn, đang chạy thì đụng phải người đồng đội. Sau đó, cả hai cùng bám theo sợi dây còn lại để chạy ra phía ngoài. Trao đổi nhanh với chỉ huy về điểm cháy, lính cứu hỏa tức tốc xịt vòi rồng vào trúng điểm. Ngọn lửa bắt đầu lụi tàn dần.
Một lần, Hạnh đang trực chiến tại cơ quan ở số 328 Võ Văn Kiệt (quận 1) thì tòa nhà Centrer Garden kế bên cạnh bị cháy ở tầng số 19. Trong khi dòng người cố thoát thân ra khỏi tòa nhà để tìm sự sống thì Hạnh và một trinh sát khác lại chạy cầu thang bộ từ tầng 1 lên tầng 19.
Hạnh nói: “Vừa chạy lên đến nơi thì tay chân đã rã rời. Thời điểm đó, hệ thống tự động chữa cháy của tòa nhà chưa hiện đại, gặp đám cháy nhỏ không dập tắt được”. Vậy là Hạnh và đồng đội phải tự tay múc từng xô nước tưới vào lửa. Đồng thời chỉ hướng thoát hiểm cho người dân chạy, cứu các giấy tờ tài liệu quan trọng không để lửa thiêu rụi.
Cứu người
Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của trinh sát lửa là phải cứu được người. Dù có vật liệu nổ, chất cháy nổ đang ở mức nguy hiểm có thể gây sập đổ công trình và nhà cửa.
Căn nhà ba tầng số 690B Lê Hồng Phong (phường 10, quận 10) bốc cháy dữ dội. Cha và mẹ của cháu bé đã sớm thoát được ra ngoài. Tuy nhiên bé gái tầm 4 tuổi đang bị kẹt ở tầng 2. Mẹ bé mặt ám khói đen, cầm tay Hạnh nói: “Hãy cứu con tôi”.
Nhanh như cơn lốc, Hạnh phóng vào biển lửa, băng từ tầng một lên tầng hai. Khói đen kịt, lửa nhảy múa bên người. Đạp tung cửa phòng số 2 thì Hạnh thấy cháu bé đang co ro ngồi trong gốc. Hạnh trấn an: “Cháu đừng sợ, chú đến để cứu cháu đây”.
Trinh sát lửa là người lính tuyến đầu
Lúc này, nước từ ngoài xịt vào bắn lên trần nhà rồi dội xuống văng trúng người Hạnh. Độ nóng ngọn lửa đã biến nước lạnh thành... nước sôi, làm phỏng rộp một mảng da thịt Hạnh. Hạnh nghiến chặt răng, dùng chăn bông quấn chặt cháu bé lại rồi lao mình qua làn lửa.
Nền nhà lại lát đá hoa cương đầy nước, Hạnh bị trượt ngã từ lầu hai xuống lầu một. Trên tay vẫn ôm chặt khư em bé. Bế đứa con gái còn sống từ tay Hạnh, cha mẹ và bé chỉ biết ôm nhau òa khóc nức nở.
Hỏi Hạnh: “Đi vào lửa cảm giác thế nào?”. Hạnh thổ lộ: “Tất nhiên là nỗi sợ hãi ám ảnh cả tâm trí. Nhưng cái suy nghĩ “cứu người”, “cứu người” cứ thôi thúc mình bước chân và chạy thật nhanh nhất có thể”.
Vụ cháy nhà hàng Shushi số 2A Nguyễn Thị Minh Khai (phường Đakao, quận 1) thực sự là một vụ thử độ gan lì và dũng cảm của trinh sát lửa. Lửa bốc cháy ở khu vực hố gas nhà hàng. Tại đây tập kết gần chục bình gas phục vụ nấu ăn và sinh hoạt.
Khi đó, độ nóng của lửa đã biến mỗi bình gas thành cái bình khò phát ra lửa. Van khóa bình gas bật tung cả rồi. Hơi gas phun ra chỗ nào thì lửa ngùn ngụt chỗ ấy. Nếu không chạy đua với thời gian, hàng loạt bình gas sẽ phát nổ, tai họa khi ấy không lường hết được.
(CAO) Đang tham gia giải cứu cho những người dân bị ảnh hưởng của trận ngập lụt tại Oklahoma (Mỹ), một lính cứu hỏa đã thiệt mạng do bị nước cuốn xuống cống.
Ban chỉ huy lập tức hạ lệnh, phải vào khu vực hố gas khóa van và di chuyển tất cả bình ra ngoài. Vẫn chiếc bộ đàm cầm tay, bộ đồ bảo hộ, nón và mặt nạ chống độc, Hạnh lao vào.
“Tim mình bắt đầu đập mạnh, lo bình gas nổ, “thần chết” có thể nắm tay dắt đi bất cứ lúc nào” Hạnh cảm nhận. Không gian đặc quánh, chỉ có lửa, có khói, khí gas và nước bên ngoài bắn vào.
Hạnh và đồng đội không tài nào dùng tay để khóa van lại, lửa đang phát ra cực nóng. Hạnh bảo đồng đội, hãy xịt nước vào ngay van gas cho lửa yếu đi, rồi mới thò tay vào khóa. Quả đúng vây, nước làm lửa yếu dần, Hạnh khóa van rồi vác trên vai từng chiếc bình nặng 45kg ra ngoài.
Cứ mỗi chiếc được đem ra, ban chỉ huy lại lo lắng thêm một chút, lòng người dân lại thấy yên tâm hơn một chút khi ngòi nổ “quả bom” đang được tháo dần.
Ngọn đuốc sống
Trong tâm tư của Hạnh, làm nghề trinh sát lửa là không cho phép mình chùn chân sợ hãi trước ngọn lửa hung tàn. Thế nhưng, có những trường hợp bất khả kháng, ngọn lửa đã biến nạn nhân thành ngọn đuốc sống. Hạnh trở tay không kịp và trở về nhà với nỗi day dứt trong tâm hồn.
Trinh sát lửa Phan Công Hạnh
Đó là lần trinh sát một căn nhà dân ở khu vực chợ Gà - Gạo (cầu Ông Lãnh, quận 1). Nơi được xem là điểm nóng về cháy nổ vì có nhiều nhà hộp, vật liệu xây dựng làm bằng gỗ, hẻm ngõ quanh co.
Dịp Tết năm 2015, một nữ Việt Kiều về quê hương sum họp. Gia đình tổ chức ăn uống ở tầng trệt thì tầng ba căn nhà khói lửa bốc lên. Lo sợ cháy hộ chiếu, giấy tờ và tài sản tích cóp nhiều năm bôn ba xứ người, chị H. liều lĩnh chạy lên tầng dập lửa.
Nhưng lúc ấy, lửa đã dữ dội, khi chị định bước xuống thì cầu thang gỗ bén lửa, gãy ra rồi. Chị chạy ngược lên hướng tầng thường thì không thoát được. Vì tầng thượng được thiết kế bằng cái “lồng chim” úp xuống (làm bằng sắt) nhằm bảo vệ tránh trộm đột nhập.
Ngoài này, Hạnh và hàng chục lính cứu hỏa quận 1 nhận được tin báo đến nơi thì toàn bộ ngôi nhà bị lửa bao trùm. Ban chỉ huy nhận định với sức lửa như thế, còn người trong đó thì cũng không thể nào sống sót được. Địa hình căn nhà không có đường cho trinh sát lửa tiếp cận.
Vài trinh sát thử bước chân vào thì bị đồ gỗ cháy rơi xuống người gây thương tích. Vài giờ sau, ngọn lửa bị khống chế. Hạnh cùng một đồng đội khác vào tìm kiếm thì thấy nạn nhân đã chết. “Hai tay chị ấy bám víu vào thanh sắt, da thịt cháy đỏ. Ai chứng kiến cảnh ấy cũng phải nhói lòng” Hạnh ngậm ngùi.
Thân nhân người bị nạn đau đớn vì mất tài sản, mất đi người thân yêu. Còn trinh sát lửa như Hạnh thì lại day dứt, giá như ngọn lửa cháy chậm thêm chút nữa, giá như nạn nhân tỉnh táo hơn chút nữa.