(CATP) Ngày 07/9, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết, vừa lập đoàn công tác giám sát về "Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực này phân tán nhỏ lẻ; Khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2022" tại huyện Đak Pơ. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn H.Đak Pơ chủ yếu là cát, đất sét, đá Gabro... phân bố chủ yếu tại các X.Tân An, Yang Bắc, Ya Hội, An Thành.
Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn huyện có 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực gồm: 1 mỏ sét làm gạch ngói tại X.Tân An của Công ty TNHH An Cư; 1 mỏ đá xây dựng và đất san lấp tại X.An Thành của Chi nhánh Cty Cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Gia Lai - Xí nghiệp xây dựng An Thành; 2 mỏ cát xây dựng tại xã Yang Bắc của Công ty TNHH MTV Tài Thịnh Phát và Công ty TNHH Châu Phát.
Tại buổi giám sát, huyện Đak Pơ đã nêu một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản như: Công tác quản lý khoáng sản tại một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa quyết liệt nên tình trạng khai thác trái phép còn xảy ra. Trữ lượng khoáng sản cát xây dựng trên địa bàn huyện không tập trung, nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc đề nghị bổ sung vào quy hoạch chung của tỉnh Gia Lai.
Hiện nay, H.Đak Pơ chưa có mỏ đất san lấp nằm trong quy hoạch chung của tỉnh nên khó khăn trong công tác giải quyết nguồn đất san lấp cho các công trình dự án. Đồng thời, huyện đề xuất UBND tỉnh, Sở TN và MT có giải pháp để giải quyết nguồn đất san lấp cho các công trình, dự án nhằm sớm đưa các mỏ khoáng sản của huyện đề nghị bổ sung vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2020-2025...
Lắp đặt trạm cân và camera giám sát tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Đak Pơ
Chiều 06/9, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi giám sát về "Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2022" tại H.Đak Pơ.
Những năm qua, UBND H.Đak Pơ đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; đồng thời, chỉ đạo kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Kết quả, từ 2017-2022, huyện đã phát hiện 19 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 569,74 triệu đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có mỏ đất san lấp nằm trong quy hoạch chung của tỉnh nên khó khăn trong công tác giải quyết nguồn đất san lấp cho các công trình dự án. Đồng thời, huyện đề xuất UBND tỉnh, Sở TN và MT có giải pháp để giải quyết nguồn đất san lấp cho các công trình, dự án; xem xét, sớm đưa các mỏ khoáng sản của huyện đề nghị bổ sung vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2020-2025; các cấp ngành liên quan cần quan tâm phối hợp để hỗ trợ địa phương làm tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản...
Kiểm tra thực tế tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Đak Pơ
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Phương - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế ngân sách tỉnh, Phó trưởng đoàn giám sát đã giải đáp một số kiến nghị của huyện Đak Pơ liên quan đến các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Đồng thời đề nghị huyện bổ sung đầy đủ thông tin và báo cáo, nhất là các vấn đề khó khăn, bất cập phát sinh trong quá trình quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Trong buổi sáng cùng ngày, Đoàn do ông Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn cũng đã đi thực tế kiểm tra 3 mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Đak Pơ gồm: Mỏ cát xây dựng của Công ty TNHH Châu Phát (X.Kông Yang, H.Kông Chro và X.Yang Bắc, H.Đak Pơ); mỏ đá xây dựng và đất san lấp của Chi nhánh Công ty Cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Gia Lai - Xí nghiệp xây dựng An Thành (xã An Thành, huyện Đak Pơ) và Xí nghiệp tư doanh Bảo Cường, xã Tân An (đã đóng cửa mỏ).