Đánh giá chung về nền kinh tế Việt Nam hiện nay, bà Stanislavovna cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay khá ổn định. Theo bà, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, đã đối phó thành công với các thách thức của khủng hoảng; Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 6,6%; Mở rộng được các quan hệ kinh tế và hiện nay số đối tác của Việt Nam đã lên tới con số hơn 200 quốc gia.
Ảnh minh họa. Tuấn Anh/TTXVN
Một nhân tố tác động tích cực khác là đất nước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nhẹ sang phát triển công nghiệp nặng, cũng như phát triển khoa học-công nghệ.
Dự đoán về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, bà Zelenkova cho rằng, các chuyên gia đều nhất trí, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực. Song nếu muốn cải thiện về chất thì Việt Nam nên chú trọng phát triển công nghệ mới và các ngành kinh tế mới, như ngành năng lượng nguyên tử.
Thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã thể hiện sự chuyển mình rất tốt, và đã vượt ra ngoài một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp như trước kia. Công nghiệp nhẹ và một bộ phận của nền công nghiệp nặng tại Việt Nam đã đạt đến trình độ cần thiết. Cụ thể như gần đây Việt Nam đã đóng được tàu biển cho Nga, con tàu đó sẽ được vận hành tại thành phố Arkhalgensk của Liên bang Nga.
Về phát triển năng lượng nguyên tử, bà Stanislavovna cho rằng Việt Nam có Nga - quốc gia nắm giữ công nghệ hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, là đối tác. Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin vào sự hỗ trợ từ phía Nga, bao gồm đào tạo nhân sự.
Bà Stanislavovna bày tỏ tin tưởng rằng năng lượng nguyên tử sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam.
Trong lĩnh vực đầu tư, bà Stanislavovna đánh giá Việt Nam hiện đang có sức hấp dẫn khá lớn đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài.
nền kinh tế Việt Nam không chỉ ở lực lượng lao động có tay nghề, mà còn ở chính sách hợp lý của nhà nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã soạn thảo và thông qua hàng loạt luật về đầu tư, bất động sản và kinh doanh. Nhà nước đã chứng tỏ được vai trò nhà điều phối của mình, và cho thấy các vấn đề kinh doanh được giải quyết ở cấp cao nhất. Đó chính là sự đảm bảo cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào châu Á, và cụ thể là muốn vào Đông Nam Á. Chính nhờ chính sách của nhà nước mà Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn ở châu Á nói chung.
Trong bối cảnh ngày 5-10 tới, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) sẽ chính thức có hiệu lực, bà Zelenkova cũng đưa ra một số phân tích về điểm cộng và điểm trừ của hiệp định này với nền kinh tế Việt Nam. Theo bà, hiệp định thương mại này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam. Thứ nhất, về hàm lượng kinh tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vượt trội so với đa số các nước thành viên khác trong EAEU. Điều đó cho phép Việt Nam tham gia hiệp định không phải như một thành viên thứ yếu, mà như một thành viên chủ chốt. Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam tương đương với gần một nửa giá trị nền kinh tế của toàn bộ EAEU, và điều này mang đến cho Việt Nam một ưu thế không thể bàn cãi. Thứ ba, trình độ phát triển hiện nay cho thấy Việt Nam có thể tham gia vào hiệp định không chỉ với tư cáh một đối tác thương mại, mà còn như một nhà đầu tư, thậm chí như một thủ lĩnh công nghệ, đủ khả năng cạnh tranh với nhiều nước khác.
Tuy nhiên, theo bà Zelenkova, Việt Nam cũng phải sẵn sàng cạnh tranh, và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết sức, mạnh dạn hơn nữa để bước vào thị trường EAEU với tư cách một nhà đầu tư. Chuyên gia này khẳng định Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh nhờ vào các cơ cấu bổ sung lẫn nhau hiện có trong hiệp định.
Kinh tế Trung Quốc mất đà, Việt Nam tỏa sáng
Tháng 7/2016 khi công bố số liệu về xuất nhập khẩu giảm, cụ thể là nhập khẩu giảm 12,5% và xuất khẩu giảm 4,4%, Trung Quốc cho thấy nền kinh tế đang mất dần ánh hào quang của những ngày tươi đẹp. Theo nhận định của phóng viên Richard Dupaul, của báo mạng La Presse (Canada), ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế không còn kỳ vọng vào sức mạnh của con rồng Trung Quốc và bắt đầu đánh cược nhiều tỉ USD vào những “tiểu rồng” Đông Nam Á, nơi có tiềm năng tốt hơn. Bảng báo cáo mới nhất của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, còn gọi là diễn đàn Thương mại và Phát triển LHQ) khẳng định các nhà đầu tư ngày càng quan tâm nhiều đến khu vực “châu Á đang phát triển”. Bằng chứng là trên tổng số 765 tỉ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2015 vào các nước đang phát triển, số vốn đầu tư vào các nước “châu Á đang phát triển” là 541 tỉ USD, tăng gấp 10 lần chỉ trong 1 năm, và tập trung chủ yếu vào 3 thị trường tiềm năng Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ.
Đầu tư sẽ tăng vọt vào Việt Nam
Những chỉ số mới được công bố khẳng định, Việt Nam là mục tiêu đặc biệt được nhắc đến trong thời gian gần đây. Theo thống kê, chỉ riêng quý 1/2016, Việt Nam thu hút được 11,3 tỉ vốn FDI. Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam cho biết, phần lớn các nhà đầu tư hướng vào các dự án cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực chế biến và bất động sản.
Lĩnh vực y tế đặc biệt thu hút
Y tế cũng là một chỉ số khác cho thấy sức hút của Việt Nam kể từ khi chính phủ nới lỏng quy định về đầu tư nước ngoài.
Hãng tin Bloomberg lấy ví dụ Domesco Medical Import JSC, chỉ số chứng khoán của công ty này đã tăng thêm 151% từ 2016.
Lĩnh vực dược phẩm cũng tăng thêm 46% trên thị trường chứng khoán TPHCM từ đầu năm 2016. Theo thẩm định của văn phòng BMI Research tại London, ngành công nghiệp dược phẩm sẽ con tăng 75% (đạt 7,2 tỷ USD) từ nay đến 2020.
Vẫn theo báo cáo 7/2016 của văn phòng London, thị trường lao động Việt Nam cũng tạo nhiều sức cạnh tranh… Rất nhiều người có bằng cấp được đào tạo phù hợp với các công ty đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ nổi lên
Công ty bảo hiểm vốn – xuất khẩu Euler Hermes khẳng định, trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại thì khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ổn định từ giờ đến hai năm nữa. Ông Kenvin Martin, Giám đốc quản lí tài sản Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC phác họa chân dung đầy hứa hẹn dựa trên sự giàu lên của 620 triệu người tiêu dùng ở khu vực này.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, GDP tính trên đầu người tại Châu Á – Thái Bình Dương chỉ vào khoảng 2.300 USD vào năm 2007 nhưng từ đó đã tăng 78% và đạt 4.100 USD (Dự tính vào năm 2016).
Dĩ nhiên thu nhập này còn rất thấp so với các nước Mỹ hay Đức nhưng vùng này lại gần bằng Ấn Độ hay Trung Quốc.