10 quốc gia có luật pháp chặt chẽ nhất thế giới (Phần 2)

Chủ Nhật, 20/08/2017 15:45  | Quốc Bảo

|

(CAO) Ngày nay, bất kì quốc gia nào cũng đều có các chính sách và luật pháp riêng. Tuy nhiên, luật pháp tại một số nước lại rất chặt chẽ và buộc du khách phải tìm hiểu thật kĩ trước khi muốn đến những nước này du lịch.

10 quốc gia có luật pháp chặt chẽ nhất thế giới (Phần 1)
 

Tại một số quốc gia, người dân buộc phải thực thi nghiêm túc các chính sách và luật pháp của đất nước. Trong một số trường hợp, nhiều người cảm thấy khó chịu và điều này thường dẫn đến sự phản đối, không đồng tình của một số người dân.

Đây là 10 quốc gia có luật pháp chặt chẽ nhất trên thế giới, một số luật bắt nguồn từ truyền thống, tôn giáo. Một số luật được đặt ra sau các sự kiện lịch sử.

Ả Rập Saudi

Ả Rập Saudi (còn gọi là Ả-rập Xê-út) là một trong những quốc gia có luật pháp bắt nguồn từ tôn giáo và truyền thống. Đất nước này có rất nhiều quy định chặt chẽ, đặc biệt là rất nghiêm khắc đối với phụ nữ.

Chẳng hạn như phụ nữ không được phép tự ý lái xe hoặc đi với một người đàn ông lạ (chỉ có thể đi với người đàn ông trong gia đình, họ hàng) và không được mặc quần áo theo ý thích khi đi ra đường.

Iraq

Tình hình chính trị, quân sự tại Iraq trong những năm gần đây rất bất ổn, luật pháp của đất nước này cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của đạo Hồi rất nhiều.

Không giống như các quốc gia khác trên thế giới, một số luật tại Iraq được người dân cho là rất vô lý. Chẳng hạn như người dân bị cấm giữ thú nuôi trong nhà và cũng không được phép chơi đùa với thú nuôi ở nơi công cộng.

Trong những năm gần đây, các cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân IS diễn ra thường xuyên khiến chính quyền Iraq tăng cường kiểm tra thông tin trên các phương tiện truyền thông. 

Hoạt động báo chí của các phóng viên nước ngoài cũng thường bị kiểm soát và việc sử dụng mạng tại Iraq cũng tương đối khó khăn.

Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang là một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới và vẫn đang ngày càng phát triển. Tại quốc gia đông dân này, chính phủ kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông, hạn chế các thông tin từ quốc tế và người dân chỉ được sử dụng những ứng dụng trong nước như Weibo, Wechat, Baidu …

Việc truy cập các nền tảng, ứng dụng và mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Google, …. hết sức khó khăn. Bất cứ ai tuyên truyền những nội dung chống lại chính phủ sẽ nhanh chóng bị điều tra và không ai được phép thảo luận hoặc bàn về những chủ đề liên quan tới các sự kiện năm 1989.

Nhật Bản

Nhiều người cho rằng chế độ phong kiến của Nhật Bản trước đây vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến chính phủ và đời sống hiện tại của người dân Nhật Bản. Phân chia cấp bậc quyền lực vẫn phổ biến ở hầu hết các gia đình, trường học và nơi làm việc.

Người có cấp bậc thấp hơn luôn phải tôn trọng người có cấp bậc cao hơn, các công ty Nhật Bản cũng có những quy định, chính sách nghiêm ngặt đối với nhân viên. Việc thảo luận về Thế chiến II (Chiến tranh Thế giới lần thứ 2) hoặc vụ đánh bom tại Hiroshima và Nagasaki đều bị cấm.

Singapore

Từng là một đảo quốc nghèo và thiếu thốn điều kiện sinh hoạt hằng ngày, Singapore đã thực hiện cải cách và giờ đây đã lột xác trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Tuy nhiên, luật pháp tại Singapore rất nghiêm và bất cứ người dân hoặc du khách nào sơ ý vi phạm đều sẽ bị phạt. Không ai được phép hút thuốc hoặc nhai kẹo cao su tại nơi công cộng, nếu vi phạm thì người đó sẽ phải đóng phạt. 

Việc mặc sai trang phục khi ra ngoài có thể sẽ khiến người dân hoặc du khách bị phạt tiền, thậm chí là phạt tù. Tuy có rất nhiều luật và quy định khắt khe nhưng việc đặt ra các quy định này không khiến người dân khó chịu mà ngược lại còn giúp họ có ý thức cao.

Từ đó khiến du khách có cái nhìn thân thiện hơn về đảo quốc sư tử, thậm chí nhiều người còn đánh giá tiêu chuẩn sống tại Singapore cao hơn nhiều so với một số nước tại châu Âu.

Bình luận (0)

Lên đầu trang