Những 'thói quen' sử dụng công nghệ ở Triều Tiên

Thứ Bảy, 04/02/2017 16:38

|

(CAO) Dù khá khó khăn để cập nhật tình hình sử dụng công nghệ ở Triều Tiên. Nhưng gần đây đã có nhiều thứ bí mật ở quốc gia này được "tiết lộ".

Internet bị hạn chế tối đa

Chỉ có người nước ngoài, du khách, cùng một số thành phần "tinh hoa" trong nước được sử dụng mạng internet. Chưa kể, bất kỳ các truy cập nào cũng được quản lý nghiêm ngặt.

Các trang web được xây dựng chủ yếu cho các tổ chức của Triều Tiên, còn lại họ chỉ sử dụng mạng nội bộ tên gọi là "kwangmyong". Vào năm 2015, trang web thương mại điện tử nội bộ đầu tiên được ra đời với tên gọi "Okryu".

Bản sao mạng xã hội Facebook

Chính phủ Triều Tiên cấm truy cập mạng xã hội Facebook nhưng họ lại tạo ra một bản sao với đầy đủ tính năng. Doug Madory – một nhà nghiên cứu của Dyn Networks – đã phát hiện ra Triều Tiên phát triển một bản sao của mạng xã hội này vào năm 2016. Tuy chỉ là bản sao nhưng nó cũng mang theo hầu hết các tính năng của bản gốc như: đăng ký qua email, viết bài lên tường của nhau,...

Cứ 10 người mới có 1 người sử dụng điện thoại

Tương tự các nước đang phát triển khác, Bắc Triều Tiên đã bỏ qua điện thoại cố định, máy tính và băng thông rộng để phát triển điện thoại di động. Theo nhà mạng Koryolink, có khoảng 3 triệu thuê bao di động tại nước này.

Không thực hiện được cuộc gọi quốc tế

Nhà mạng lớn nhất của Triều Tiên là Koryolink, vốn không cho phép khách hàng thực hiện các cuộc gọi quốc tế. Dù vậy, người dân sống gần biên giới Trung Quốc đã sử dụng điện thoại và thẻ sim để gọi cho thân nhân ở nước ngoài (theo Tổ chức Ân xá Quốc tế). Tất nhiên, nếu để ai phát hiện sẽ bị truy lùng như tội phạm.

Máy tính cho người giàu

Triều Tiên cũng sử dụng máy tính nhưng chủ yếu dành cho giới thượng lưu, sinh viên đang theo học tại trường Đại học Bình Nhưỡng. Dù máy tính cũng có mặt trong các quán cà phê internet nhưng bị theo dõi rất gắt gao.

USB được xem là phụ kiện thời trang

Máy tính khá hiếm hoi và những người trẻ tuổi sử dụng USB để đeo như một phụ kiện thời trang. Dù ở các quốc gia khác USB thậm chí đã không còn thịnh hành nhưng ở Triều Tiên nó vẫn rất được "coi trọng".

Máy tính chạy hệ điều hành nền tảng Linux, giao diện giống OS X

Triều Tiên đã xây dựng hệ điều hành riêng của họ được gọi là Red Star. Theo nhà nghiên cứu an ninh Đức Florian Grunow và Niklaus Schiess thì hệ thống này gồm: một dịch vụ xử lí văn bản, lịch và sáng tác nhạc,... 

Tablet giá rẻ của Trung Quốc được "trọng vọng"

Triều Tiên đã bắt không kịp thông tin của máy tính bảng. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu an ninh Florian Grunow, Niklaus Schiess, và Manuel Lubetzki đã phát hiện ra việc nước này công bố máy tính bảng Woolim.

Chỉ có 2 nhà mạng

Nhà mạng di động chủ đạo ở Triều Tiên là Koryolink - một liên doanh giữa công ty viễn thông Ai Cập Orascom và chính phủ. Tuy nhiên, Orascom không còn kiểm soát Koryolink từ năm 2015 và đối thủ chính của nó là Byol. 

Bình luận (0)

Lên đầu trang