5 tỷ USD cho tuyến đường sắt từ TP.HCM về Cần Thơ

Thứ Bảy, 17/06/2017 11:05  | Thiện Thảo

|

(CAO) Tin vui đến với người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tuyến đường sắt cao tốc từ TP.HCM về TP.Cần Thơ được triển khai, thực hiện. Nhiều lãnh đạo vùng sông nước miền Tây vui mừng, dự án hoàn thành đánh thức tiềm năng vùng đất chín rồng.

TỪ TP.HCM VỀ CẦN THƠ CHỈ 45 PHÚT

Ngày 15-6, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ. Đến dự có lãnh đạo 6 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua và đại diện Tập đoàn Tài chính Canada MorFund… Kết thúcc cuộc họp, lãnh đạo địa phương thống nhất đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ. Theo Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam, TP.HCM là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc miền Đông Nam bộ; TP.Cần Thơ là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng song Cửu Long, cửa ngõ của vùng Tây Nam bộ.

Tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM-Cần Thơ
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng đường sắt nối hai trung tâm kinh tế lớn phục vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng hết sức cần thiết. Dự báo của Đoàn Nghiên cứu JICA, đến năm 2030, khối lượng vận tải hành khách trên hành lang TP.HCM-Cần Thơ sẽ tang gấp 4,8 lần so với năm 2008, khối lượng vận tải hang hoá cũng sẽ tang 3 lần so với năm 2008.

Trước tính cấp bách trên, ngày 7-1-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 06/2002/QĐ-TTg quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từ đó, nhiều cơ quan chuyên ngành lập báo cáo dự án tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM-Cần Thơ. Đến ngày 6-11-2013, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đồng ý cho Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam tiến hành nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên theo hình thức hợp đồng BOT (100% vốn đầu tư của nhà đầu tư không cần bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam). Theo đề xuất của Viện, điểm đầu vận tải hàng hoá: ga lập tàu hàng An Bình (thuộc xã An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương), thuộc tuyến đường sắt Trảng Bom, Hoà Hưng. Điểm đầu vận tải hành khách tại ga Tân Kiên (thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Điểm cuối tại ga Cái Răng (thuộc phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ). Theo đó, chiều dài toàn tuyến dài 135,5 km. Đường sắt hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, khổ đường 1.435 mm, tốc độ tàu khách 200 km/h; tốc độ tàu hàng 150 km/h. Như vậy, từ TP.HCM-Cần Thơ chỉ mất 45 phút. Toàn tuyến có 11 ga đi qua 6 tỉnh, thành phố nối với điểm dừng chân của đường cao tốc. 11 ga được xây dựng thành 11 thành phố vệ tinh công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

ĐẦU TƯ 27 TRIỆU USD CHO MỖI KM

Trước tầm quan trọng của dự án, nhiều năm liền, UBND TP.HCM kêu gọi đầu tư. Dự án có tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD, tương đương 112.000 tỷ đồng, mỗi km có suất đầu tư 27 triệu USD, giá trị đầu tư xây dựng 2 cây cầu khoảng 700 triệu USD. Dự kiến cuối năm 2024, dự án vận hành thử hệ thống và đưa vào sử dụng. Theo tính toán của nhà đầu tư, với lượng hành khách và hàng hoá của vùng, trong 10 năm sẽ thu hồi vốn. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ phú hợp với quy hoạch và chiến lược giao thong vận tải nói chung và giao thông vận tải đường sắt nói riêng nhằm xây dựng phương thức vận tải khối lượng lớn, tốc độ cao nhằm chia sẻ nhu cầu bức bách.

Dự kiến thời gian từ TP.HCM đến Cần Thơ khoảng 45 phút
Ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.Cần Thơ cho rằng, tại khu vực ga cuối trên địa bàn quận Cái Răng, TP.Cần Thơ có cảng Cái Cui. Nơi đây là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối loại 1 mà TP.Cần Thơ đang triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Logistics cách cuối ga khoảng 1km về phía hạ lưu sông Hậu thì hết sức cần thiết, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá . Lãnh đạo các địa phương Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… rục rịch các dự án du lịch tại các ga để xây dựng thành phố vệ tinh theo đề xuất. Tính hiệu mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bình luận (1)

Tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch này. Kế hoạch rất khả thi. Cung đường có mật độ luu thông cao nhất Việt Nam, rất hiệu quả.

ctutien@yahoo.mail.vn - Thứ Ba, 20/06/2017, 15:20 Trả lời | Thích
Lên đầu trang