Gói 2.500 chiếc bánh chưng tặng người nghèo đón Tết

Thứ Hai, 28/01/2019 10:56  | Ngô Đồng

|

(CAO) Hàng trăm sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn TP.HCM đã cùng nhau gói hàng ngàn chiếc bánh chưng để trao tặng cho người nghèo, người vô gia cư, các mái ấm, nhà mở và những người có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết 2019.

Hoạt động gói bánh chưng tặng người nghèo đang diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM trong 2 ngày 27 và 28-1-2019.

Các bạn trẻ đã cùng nhau lau hơn 8.500 chiếc lá dong, chuẩn bị hơn 600 kg gạo nếp, đậu xanh,... để thực hiện gói những chiếc bánh chưng ý nghĩa này.

Theo Ban tổ chức, dự kiến sẽ có 2.500 chiếc bánh chưng thành phẩm. Những chiếc bánh chưng được gói, nấu chín sẽ do chính các bạn sinh viên tình nguyện trao đến tận tay người nghèo, người vô gia cư, những người đang sống tại các mái ấm, nhà mở… trên địa bàn TP.HCM, với hi vọng mang đến cho họ một mùa xuân ấm áp, tràn ngập yêu thương.

Chi phí gói bánh lấy từ số tiền thu được qua công tác dọn vệ sinh tại các hộ dân trong chương trình “Nhà sạch đón Tết” năm 2019.

Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.

Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.

Hàng trăm sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn TP.HCM đã cùng nhau gói hàng ngàn chiếc bánh chưng để trao tặng cho người nghèo, người vô gia cư, các mái ấm, nhà mở và những người có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết 2019.
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, lá dong.
Các bạn sinh viên, tình nguyện viên tham gia gói bánh chưng.
Chi phí gói bánh lấy từ số tiền thu được qua công tác dọn vệ sinh tại các hộ dân trong chương trình “Nhà sạch đón Tết” năm 2019.
Khung gói bánh chưng để chiếc bánh được vuông, đẹp hơn.

Những chiếc bánh chưng thành phẩm do tự tay các bạn trẻ gói
Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.
Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.
Những chiếc bánh gói xong sẽ được nấu ngay trong khuôn viên Nhà Văn hóa Thanh Niên trong những chiếc nồi khổng lồ.
Canh lửa cho nồi bánh
Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết
Đậy thật kín nồi bánh và đun bếp lửa qua đêm.


Những chiếc bánh chưng được gói, nấu chín sẽ do chính các bạn sinh viên tình nguyện trao đến tận tay người nghèo, người vô gia cư, những người đang sống tại các mái ấm, nhà mở… trên địa bàn TP.HCM, với hi vọng mang đến cho họ một mùa xuân ấm áp, tràn ngập yêu thương.
Gói bánh chưng đón Tết giữa Làng Pháp Bà Nà Hills
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang