(CAO) Theo Bộ Y tế, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoV; tuy nhiên đây là dịch bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao.
Chiều 4-6, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi họp với Ban Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM về công tác thu dung, điều trị nhằm khẩn cấp chuẩn bị các phương án đối phó với Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona gây ra (viết tắt là MERS-CoV).
Bệnh viện Chợ Rẫy được chọn là nơi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân MERS-Cov; ngoài ra còn có nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn, chi viện thuốc men, hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến dưới khi cần.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi họp với các bệnh viện tại TP.HCM
Theo Bộ Y tế, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoV; tuy nhiên đây là dịch bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao.
Trước tình hình dịch bệnh MERS-CoV trên thế giới đang diễn ra rất phức tạp, để chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lan tràn vào Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổng Cục Du lịch, Bộ Công An, Cục Hàng không Việt Nam,… nhằm truyền thông cho khách du lịch cũng như người dân nắm rõ thông tin về dịch này.
Lãnh đạo Bộ Y tế khuyến cáo, dịch bệnh MERS-CoV có biểu hiện rất giống bệnh cúm thông thường, thời gian ủ bệnh lên đến 14 ngày. Do đó, người dân nào có biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn khi đi từ vùng dịch trở về thì cần cách ly, theo dõi và gọi ngay đến các bệnh viện nhờ trợ giúp.
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoV
PGS TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đã chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực sẵn sàng tiếp thu, điều trị bệnh nhân nhiễm MERS-CoV, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, thuốc nhằm cấp cứu bệnh nhân nặng. Bênh cạnh đó, bệnh viện thiết lập đường dây nóng nhằm tư vấn cho người dân nghi nhiễm bệnh, cách ly bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; tổ chức tuyên truyền cho người nuôi bệnh tại bệnh viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, mỗi ngày có khoảng 2.700 người khám, điều trị nên rất e ngại nhiễm bệnh chéo nếu có bệnh nhân nhiễm MERS-CoV nhập viện. Do đó, bệnh viện sẽ tổ chức thật tốt, chặt chẽ ngay từ khâu nhận bệnh, tăng cường đầu tư máy thở, máy lọc thận để sẵn sàng đối phó với dịch này.
Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, mỗi ngày có khoảng 2.700 người khám, điều trị nên rất e ngại nhiễm bệnh chéo nếu có bệnh nhân nhiễm MERS-CoV nhập viện
Trong buổi chiều cùng ngày, phái đoàn Bộ Y tế cũng đi kiểm tra thực tế công tác sẵn sàng ứng phó dịch MERS-Cov tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là nơi có phòng áp lực âm duy nhất tại TP.HCM, đồng thời là đơn vị xét nghiệm được bệnh MERS-Cov.
Dịch bệnh này có thể xâm nhập và lây lan vào nước ta thông qua công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về những vùng có dịch; công dân nước khác qua đi qua vùng có dịch sau đó nhập cảnh vào Việt Nam. Đáng lo ngại, từ đầu năm 2015 đến nay, mỗi tháng có gần 5.000 người nhập cảnh vào Việt Nam từ 9 quốc gia vùng dịch Trung Đông thông qua 2 cửa khẩu Tân Sơn Nhất và Mộc Bài.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, MERS-CoV đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung Đông và đã lây lan đến 17 quốc gia khác, trong đó đáng chú ý có một số nước ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippin.
Tính đến ngày 3-6, trên toàn thế giớ có 1.179 trường hợp nhiệm bệnh và 442 người đã tử vong. Báo cáo mới nhất cho thấy Hàn Quốc ghi nhận có 35 trường hợp mắc bệnh trong đó 2 người đã tử vong.