Bệnh đục thủy tinh thể trẻ hóa làm tăng tình trạng mù lòa

Thứ Ba, 20/09/2016 09:22

|

Nhắc đến đục thủy tinh thể, nhiều người cho đó là bệnh của tuổi già chứ ít ngờ rằng bệnh lý mắt có tỷ lệ gây mù lòa hàng đầu này đang ngày càng trẻ hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe đôi mắt.

Lối sống và ô nhiễm khiến bệnh đục thủy tinh thể trẻ hóa

Sự gia tăng đáng báo động của nhiều bệnh lý đi kèm cùng với tác động liên tục từ các yếu tố nguy cơ khiến mắt lão hóa sớm chính là lý do khiến bệnh đục thủy tinh thể ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đe dọa thị lực nhiều người.

GS. TS. Lê Minh Thông

 Đáng lưu ý nhất là tác động của các bệnh lý dễ dẫn đến đục thủy tinh thể như cận thị, đái tháo đường… Cụ thể, ở người bị cận thị, đục thủy tinh thể có thể đến sớm hơn 10 năm và dễ tăng nặng; còn ở bệnh nhân tiểu đường, đục thủy tinh thể là một trong 2 biến chứng mắt nguy hiểm thường gặp phải.

Bên cạnh đó, sự tác động của các yếu tố nguy cơ làm mắt lão hóa sớm liên quan đến lối sống (thuốc lá, ít vận động, béo phì, thức khuya), môi trường ô nhiễm (thực phẩm, nguồn nước, không khí), sử dụng quá mức các thiết bị màn hình như điện thoại, máy tính, tivi… cũng rất đáng ngại. Các yếu tố này đều gắn liền với xã hội hiện đại, nhất là lối sống của người trẻ càng khiến nguy cơ đục thủy tinh thể chực chờ. Thay vì hay gặp ở người trên 50 tuổi, hiện đục thủy tinh thể đang có xu hướng trẻ hóa, người trẻ chiếm 30% tổng số người mắc bệnh.

Đục thủy tinh thể khiến ánh sáng không hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, toàn cầu hiện có hơn 50 triệu người bị đục thủy tinh thể có thị lực dưới 2/10, mỗi năm có thêm 20 triệu người bị mù do nguyên nhân này. Số liệu từ Bộ Y tế cũng cho thấy, 70% trường hợp mù lòa tại Việt Nam có liên quan đến đục thủy tinh thể, điều đáng nói là, 35% trong số đó không biết bản thân bị bệnh hoặc bệnh có thể chữa khỏi.

Thị lực suy giảm vì “thấu kính” của mắt mờ đục

Thủy tinh thể đóng vai trò như một thấu kính hội tụ với thành phần cấu tạo chủ yếu từ nước và protein. Trong đó, protein chiếm đến 35% và được sắp xếp theo một trật tự rất nghiêm ngặt, đảm bảo thủy tinh thể luôn trong suốt cho ánh sáng xuyên qua hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể còn có khả năng thay đổi hình dạng (điều tiết) để giúp mắt nhìn gần hoặc xa mà vẫn đảm bảo hình ảnh rõ nét.

Dưới tác động của tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời, các chất độc hại từ khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm… các protein cấu tạo thủy tinh thể có thể bị biến đổi, thay đổi trật tự cấu trúc, trở nên xơ cứng và tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc gây giảm thị lực.

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của đục thủy tinh thể thường mờ nhạt khiến người bệnh khó nhận biết. Đến khi xuất hiện các dấu hiệu rõ hơn như: nhìn mờ như qua màn sương, thấy quầng sáng quanh đèn vào ban đêm, chói mắt vào ban ngày, phân biệt màu sắc kém… nhiều người vẫn chủ quan không đi khám do không thấy đau nhức hay cho đó chỉ là biểu hiện thường gặp khi có tuổi, khiến bệnh trở nặng, thủy tinh thể bị đục hoàn toàn gây mất thị lực.

Giải pháp tự nhiên bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc

Cùng với võng mạc, thủy tinh thể tạo thành “cặp đôi” có vai trò quan trọng nhất đảm bảo thị lực cho mắt (thủy tinh thể là ống kính hội tụ ánh sáng, võng mạc là tấm phim). Thủy tinh thể đục đồng nghĩa với việc mắt đã lão hóa, cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh khác về mắt, chất lượng sống suy giảm.

Nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện, nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc tác động của các yếu tố gây hại, khiến cơ chế tiết ra Thioredoxin - một protein nội sinh có vai trò rất quan trọng đối với mắt suy giảm, làm các protein cấu tạo nên đục thủy thể bị biến tính, xáo trộn trật tự, dẫn đến mờ đục. Do đó, làm chậm quá trình lão hóa mắt bằng cách tăng cường Thioredoxin được xem là giải pháp ưu việt giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể.

Tuy nhiên, nếu chỉ bảo vệ thủy tinh thể mà lơ là võng mạc thì chức năng nhìn của mắt cũng không được bảo toàn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa thế giới, chăm sóc và bảo vệ đồng thời thủy tinh thể và võng mạc mới là giải pháp toàn diện giúp đảm bảo thị lực, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý gây mù do sự suy giảm hoạt động của 2 bộ phận này.

Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) có khả năng tăng cường tổng hợp Thioredoxin tự nhiên giúp duy trì sự trong suốt của thủy tinh thể và giúp bảo vệ võng mạc hiệu quả trước các yếu tố gây hại cho mắt.

Nghiên cứu của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) đã kết luận, sử dụng tinh chất Broccophane rất an toàn nhờ cơ chế chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong giúp tăng cường thị lực, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, các bệnh lý võng mạc, giảm thiểu nguy cơ mù lòa.

Xem Video cơ chế tác động của Broccophane trong bảo vệ thủy tinh thể:

Bình luận (0)

Lên đầu trang