Chữa đau đầu do thời tiết: Đừng thêm dầu vào lửa

Thứ Ba, 30/08/2016 06:24

|

Tâm lý chung của người bị đau đầu do thời tiết là gắng chịu đựng hoặc can thiệp cơ học bên ngoài, lạm dụng thuốc giảm đau để “chữa cháy”. Nhưng do không điều trị đúng nguyên nhân nên đau đầu càng dai dẳng, khó chịu hơn.

Hiểm họa do lạm dụng thuốc “cắt cơn” đau đầu

Triệu chứng đau đầu do thời tiết rất đa dạng: đau nhức, âm ỉ, tê buốt hoặc đau dữ dội, choáng váng hay cơn đau còn lan xuống cả hốc mắt, mũi… gây khổ sở cho người bệnh. Trong số những bệnh nhân đến khám, đa phần đều thừa nhận đã từng tự ý “bắt bệnh kê đơn”, áp dụng các cách truyền miệng…mà cơn đau đầu vẫn không dứt.

Điều này là do những cách “chữa cháy” đau đầu có thể làm thuyên giảm cơn đau tức thời nhưng không điều trị đúng nguyên nhân nên đau đầu vẫn tái diễn, nặng nề hơn. Qua thực tế thăm khám, chúng tôi thấy có 2 cách xử lý rất thường gặp ở người bị đau đầu do thời tiết:

- Đánh cảm (cạo gió), bấm huyệt, xoa dầu nóng, xoa bóp: Nhiều người bị đau đầu do thời tiết lạnh thường dùng đồ bạc đánh gió vùng trán, hai bên đầu hay xức dầu, uống trà nóng, xông tinh dầu… Những cách này làm người bệnh có dễ chịu hơn nhưng chỉ là tạm thời và chỉ mang tính đối phó với cơn đau cấp tính, không có tác dụng khi đau đầu kéo dài, đặc biệt không thể can thiệp sâu khi những mạch máu đã bị tổn thương, nên không giúp cải thiện từ gốc tình trạng đau đầu.

- Lạm dụng thuốc giảm đau: Hiện nay rất dễ dàng để mua 1 loại thuốc giảm đau mà người dùng không chắc về khả năng, cơ chế giảm đau và các tác dụng phụ. Trong khi đó, chỉ số ít trường hợp đau đầu được chỉ định dùng thuốc giảm đau hằng ngày. Còn lại, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau bởi sẽ gây tác dụng ngược khiến đau đầu dần trở thành mãn tính, và cơ thể phải chịu đựng những tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận…

Nguy hiểm hơn, các cách can thiệp “cắt cơn” tạm thời hay lạm dụng thuốc giảm đau còn có thể làm lu mờ dấu hiệu cảnh báo sớm cơn tăng huyết áp, đột quỵ, khiến bệnh nhân “không kịp trở tay” và làm lỡ thời gian điều trị. Theo nghiên cứu gần đây của trường Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu.

Chứng đau đầu do thời tiết báo hiệu rối loạn hoạt động não

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự nhạy cảm với thời tiết ở bệnh nhân đau đầu, đau nửa đầu có liên quan chặt chẽ đến các rối loạn hoạt động não và những tổn thương nhất định ở mạch máu như xơ vữa động mạch.

Quá trình gây tổn thương mạch máu được xác định có liên quan nhiều đến các gốc tự do. Chất có hại này có thể do nội sinh (quá trình trao đổi chất của cơ thể) hay ngoại sinh (stress, thức ăn độc hại, hóa chất…) khi tấn công vào cơ thể sẽ “phá vỡ” hàng rào phòng vệ tự nhiên, tấn công mạnh đến các mạch máu não, làm tăng phản ứng viêm và hình thành mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu gây thiếu máu não.

Thậm chí, ở bệnh nhân đau đầu mãn tính, tình trạng xơ vữa động mạch có thể dẫn đến xuất huyết não khi áp lực dòng máu tăng gây vỡ mạch máu hoặc mảng xơ vữa bong ra gây bít, tắc mạch máu dẫn đến nhồi máu não. Đây đều là hai dạng đột quỵ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao và di chứng rất nặng nề.

Giải pháp thiên nhiên cải thiện từ gốc đau đầu

Xác định nguyên nhân sâu xa gây đau đầu, y học hiện đại đưa ra quan điểm can thiệp từ gốc bằng cách chống gốc tự do, bảo vệ mạch máu, chăm sóc não toàn diện nhằm tăng cường hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry (nguồn gốc từ Bắc Mỹ) có tác dụng đặc hiệu trong việc chống gốc tự do tăng sinh quá mức. Hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não trực tiếp trung hòa gốc tự do và kích hoạt men chống gốc tự do trong cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa tổn thương mạch máu, hạn chế hình thành xơ vữa, giúp cải thiện hiệu quả đau đầu, phòng ngừa “từ xa” nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, mỗi người nên lưu ý giữ ấm khi trời lạnh và che chắn kỹ khi ra đường trong thời điểm nắng nóng; ăn đủ bữa, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng…để hạn chế nguy cơ khởi phát cơn đau đầu.

Bình luận (0)

Lên đầu trang