(CAO) Cứng khớp xảy ra sau mỗi sáng thức dậy hay khi ở lâu một tư thế là dấu hiệu thường gặp ở nhiều người, cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn và thoái hóa khớp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Việc chủ động chăm sóc sụn khớp từ sớm là giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả đối với đa số trường hợp.
Không chủ quan với dấu hiệu nhỏ
Theo Cục Kiểm soát Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), 80% bệnh nhân xương khớp có biểu hiện hạn chế cử động, đơ cứng khớp - dấu hiệu sớm của tàn phế khớp nếu không điều trị kịp thời. Hiệp hội Lão khoa Mỹ cũng cảnh báo, 64% người bị cứng khớp có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng hơn, thậm chí bị tàn phế trong tương lai.
Ở bệnh nhân xương khớp, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng hay khi ngồi lâu chiếm đến 90%. Cứng khớp buổi sáng nếu kéo dài trên một giờ thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp; kéo dài ít hơn nhưng có biểu hiện tăng nặng thì cần cảnh giác vì là dấu hiệu của thoái hóa khớp kèm viêm hoạt mạc khớp và sụn khớp hư tổn. Triệu chứng cứng khớp thường diễn tiến từ từ trong vài tuần đến vài tháng, rồi chuyển sang giai đoạn cứng khớp nặng kèm đau nhức hay khớp kêu lạo xạo.
Chuyên gia Nguyễn Thái Thành
Thông thường, dấu hiệu cứng khớp dễ xảy ra ở các khớp như khớp bàn tay, cổ tay, gối, hông, cột sống, vai..., và nếu người bệnh không làm gì thì hậu quả nặng nề nhất có thể gặp là thoái hóa khớp gây mất khả năng vận động.
Cứng khớp đi liền với sụn khớp hư tổn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đi cùng với dấu hiệu cứng khớp là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần. Có đến 90% người ở tuổi 35 - 40 bắt đầu cảm nhận những thay đổi này vì sụn khớp “xuống cấp”. Khi đó, bề mặt sụn dần trở nên xù xì rồi mòn đi, nứt vỡ, khiến hai đầu xương mất đi lớp đệm có tác dụng giảm lực và ma sát nên cọ vào nhau gây đau đớn kéo dài cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: xương mọc gai, biến dạng khớp, cứng khớp nặng…
Thực tế cho thấy, những hư hại ở sụn khớp có thể xảy ra từ độ tuổi còn trẻ: 20-30 tuổi. Lý do vì giới trẻ ngày càng có xu hướng sử dụng khớp “quá tải”, chơi thể thao quá sức, ngồi một chỗ quá lâu…, khiến sụn nhanh thoái hóa.
Đặc biệt, trước tình trạng khớp bị đơ cứng hay đau, không ít người tìm đến thuốc giảm đau, giãn cơ và xem chúng như là “thần dược”. Việc lạm dụng thuốc giảm đau làm che mờ triệu chứng bệnh, dẫn đến bệnh âm thầm diễn tiến nặng và nhanh hơn do không được điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh là do sụn hư tổn. Y văn thế giới đã chứng minh, các thuốc giảm đau (thường chứa corticoid) chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (trong thời gian ngắn với chỉ định của bác sĩ), còn quá trình thoái hóa sụn vẫn tiếp tục diễn ra, khiến khớp nhanh thoái hóa, đau, cứng ngày một tăng nặng.
UC-II có trong JEX giúp khớp tăng độ linh hoạt, dẻo dai và cải thiện hiệu quả triệu chứng đơ cứng, đau nhức khớp
Bảo vệ và tái tạo sụn khớp từ gốc nhờ dưỡng chất sinh học
Khi đối mặt với các cơn đau, đơ cứng khớp, người bệnh cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời được điều trị tái tạo sụn khớp từ đó phục hồi chức năng của khớp.
Để tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, điều quan trọng là phải duy trì các yếu tố cần thiết cho một sức khỏe tốt: dinh dưỡng khoa học, tập luyện điều độ, nghỉ ngơi và duy trì cân nặng phù hợp...
Đặc biệt, với sụn khớp, những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực sinh học phân tử đã chứng minh dưỡng chất sinh học UC-II do các nhà khoa từ Viện InterHealth (Mỹ) phát minh có khả năng bảo vệ, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả. Tác dụng của UC-II qua đường uống là nhờ dưỡng chất này tương tác với các mảng peyer ở ruột non, từ đó đáp ứng điều hòa miễn dịch, ngăn chặn cơ chế tự hủy hoại sụn khớp của cơ thể, điều chỉnh các phản ứng viêm, đau, cứng khớp; đồng thời cung cấp nguyên liệu để tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp từ gốc.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sau 4 tuần sử dụng, UC-II giúp giảm 33% tình trạng cứng khớp và khó vận động, giảm 40% đau nhức khớp. UC-II vì thế được sử dụng trong quân đội Mỹ nhằm làm tăng sức bền, sự dẻo dai của các khớp xương cho binh lính.
Chuyên gia Nguyễn Thái Thành