(CAO) Thời tiết nắng nóng với nền nhiệt đô cao như hiện nay là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khởi phát nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ (tai biến mạch máu não). Người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính như rối loạn mỡ máu, tim mạch, tiểu đường…càng cần phải đặc biệt lưu ý để phòng ngừa đột quỵ xảy ra.
Càng nắng nóng càng dễ bị đột quỵ
Đang được điều trị Trung tâm phục hồi chức năng tại TP.HCM, một bệnh nhân nữ 50 tuổi đến từ Đồng Nai cho biết đã từng bị tai biến mạch máu não từ 2 năm trước, nhưng may mắn không để lại di chứng. Đầu tháng 5 vừa rồi có đi cùng đoàn từ thiện về miền Trung và ngay buổi trưa đầu tiên đang phát quà, có lẽ thời tiết nắng nóng quá nên bị sây sẩm mặt mày, tay chân yếu và ngã quỵ. Khi được đưa vào bệnh viện địa phương thì được chẩn đoán đột quỵ tái phát. Tuy chưa nguy hiểm tính mạng nhưng giờ tay chân chưa thể cầm nắm và sinh hoạt bình thường trở lại.
Một chị ở Long An cũng kể về trường hợp đột quỵ của bố mình, khi đang thu hoạch trái cây thì bố chị đột nhiên ngã khụy, miệng ú ớ không nói được thành lời rồi bất tỉnh. Theo bệnh án, trường hợp của bệnh nhân này do say nắng và mất nước dẫn đến khởi phát cơn tai biến.
Người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như rối loạn mỡ máu, tim mạch, tiểu đường... dễ đột quỵ vào mùa nắng nóng.
Hàng năm cứ đến đợt nắng nóng thì lượng bệnh nhân nhập viện do các tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Thời tiết nắng nóng với nền nhiệt cao dao động từ 36- 39 độ, có nơi trên 40 độ C như hiện nay là nguy cơ cho sức khỏe nhất là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính.
Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều. Do bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ và đột quỵ tái phát.
Các nghiên cứu còn chỉ ra, chức năng cơ thể suy giảm theo tuổi tác và những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại làm sản sinh rất nhiều gốc tự do (Free radical). Chúng tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, khiến thành mạch không còn trơn tru, xuất hiện các mảng xơ vữa và cục huyết khối gây ra gây tắc mạch, dẫn đến hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thời gian bị tắc kéo dài sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn đột quỵ não.
Những lưu ý phòng đột quỵ mùa nắng nóng
để đảm bảo sức khỏe, hạn chế nguy cơ đột quỵ, nhất là người cao tuổi cần tránh ra ngoài trời khi nắng gắt giữa ngày, cố gắng uống đủ nước dù ít cảm giác khác, đeo kính chống chói mắt. Khi ra ngoài trời nắng, nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.
Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bữa ăn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng để phòng bệnh; tránh mất ngủ và căng thẳng.
Với người trung niên và cao tuổi cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Khi có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường… cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ngưng thuốc.
Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp ngăn mảng xơ vữa, chăm sóc não và phòng ngừa đột quỵ
Việc chống gốc tự do bảo vệ thành mạch không hình thành xơ vữa được xem là giải pháp bền vững phòng tránh đột quỵ. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại trong mạch máu, ngăn chặn xơ vữa và huyết khối hiệu quả. Nhờ đó khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giúp phòng ngừa đột quỵ.
Có một số gợi ý dễ nhớ giúp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ để đưa bệnh nhân đi cấp cứu:
Khuôn mặt : Mặt bệnh nhân thường bị méo, gặp trong trường hợp diễn tiến đột ngột. Đôi khi, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Có thể đề nghị người bệnh mỉm cười để phát hiện dấu hiệu này.
Tay : Bệnh nhân thường bị liệt tay. Nhưng trước đó, có thể đã có những diễn tiến từ từ như: tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc ăn uống.
Lời nói : Đề nghị người bệnh lặp lại một cụm từ đơn giản. Một số người đột quỵ bị “á khẩu” hoặc nói đớ, cảm thấy khó khăn khi nói, hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê.
Thời điểm : Những dấu hiệu trên có thể kéo dài hoặc chỉ thoáng qua nhưng lặp đi lặp lại, có thể xuất hiện cùng lúc hoặc chỉ một vài dấu hiệu.