(CAO) Mùa mưa đến sớm, bệnh truyền nhiễm tăng mạnh, trong đó có viêm não Nhật Bản - bệnh do muỗi đốt có tỷ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh vĩnh viễn.
Sốt xuất huyết, tay chân miệng đạt đỉnh, viêm não Nhật Bản “vào mùa”
Theo BS. Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, trong tuần qua, TPHCM đã ghi nhận 3 trường hợp nhập viện vì viêm não cấp tính, trong đó có 1 ca dương tính với virus viêm não Nhật Bản. Phần lớn các ca mắc sống ở vùng nông thôn - nơi số lượng muỗi đang bùng phát do năm nay miền Nam mưa sớm. Trong khi đó, Nghệ An cũng phát hiện một trường hợp bị viêm não Nhật Bản ở huyện Thanh Chương vào ngày 25/5. Tỉnh đang khuyến khích người dân tiêm vắc xin để ngừa bệnh.
BS. Trương Hữu Khanh phân tích, năm nay ở miền Nam mùa mưa đến sớm từ tháng 4 khiến các bệnh truyền nhiễm tăng nhanh, đặc biệt là bệnh do muỗi đốt như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản. Trong khi sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm tiểu phế quản chưa có dấu hiệu giảm, viêm não Nhật Bản lại “vào mùa”. Các năm trước, nhiều trẻ bị viêm não Nhật Bản diễn tiến nặng, phải thở máy, điều trị tích cực. Với cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản vào các tháng 5, 6, 7 hàng năm, nguy cơ dịch chồng dịch là rất lớn.
Trẻ cần được tiêm đủ mũi, đúng lịch vắc xin viêm não Nhật Bản, đặc biệt các mũi nhắc lại. Ảnh:
VNVCTheo số liệu của Cục Y tế dự phòng, cả nước ghi nhận gần 30.200 ca mắc sốt xuất huyết, 15 ca tử vong. So với cùng kỳ 2021, số mắc tăng 17,9%, tử vong tăng 8 ca, dự báo số ca mắc có thể tăng trong thời gian tới. Số trẻ mắc tay chân miệng trong những ngày cuối tháng 5 tại TP.HCM cũng đang tăng gấp đôi so với tháng trước.
Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản là do nhiễm virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus - JEV) truyền qua đường muỗi đốt, thường là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Virus JEV tấn công khiến các mô não bị viêm. Bệnh diễn tiến nhanh, trẻ rơi vào lơ mơ, nôn ói, cứng cổ, đau đầu, co giật, toàn thân gồng duỗi hoặc ưỡn người, hôn mê, suy hô hấp.
Người chưa có miễn dịch với virus JEV đều có thể mắc bệnh, phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc, đa số là trẻ 2-8 tuổi. Khoảng 30-50% trường hợp bị bệnh sẽ có di chứng thần kinh và tâm thần vĩnh viễn như: liệt nửa người, mất ngôn ngữ, động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn tâm thần, sống thực vật…
“Muỗi Culex gây viêm não Nhật Bản có thể bay rất xa vào thành thị. Ngoài ra, khu vực dân cư nuôi nhiều heo hoặc chim càng có nguy cơ cao vì đây là nguồn chứa virus. Phòng ngừa bệnh chỉ có 2 cách. Cách thụ động là ngủ mùng, diệt muỗi, tối chạng vạng không nên đi ra ngoài đồng ruộng… Nhưng cách này không thật sự hiệu quả vì một lúc nào đó trẻ cũng sẽ bị mắc bệnh, không thể đảm bảo cả cuộc đời trẻ không tiếp xúc với nguồn lây. Cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ là chủng ngừa vắc xin”, BS Khanh nói.
VNVC đưa vào hoạt động
VNVC Bến Lức (Long An), giúp người dân địa phương dễ dàng tiếp cận dịch vụ tiêm chủng an toàn, chi phí hợp lý, gần nhà. Ảnh: VNVC
Chủ động tiêm vắc xin, đẩy lùi dịch bệnh do muỗi đốt
BS. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC lo ngại, trong khi các bệnh truyền nhiễm bùng phát thì tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ lại không đầy đủ. Điều này khiến trẻ không thể chống lại các mầm bệnh, nhất là khi các bệnh vào cao điểm. Đặc biệt nhiều gia đình cho biết trẻ đã được tiêm phòng vắc xin theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng nhưng không rõ đã tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản hay chưa, nên trẻ sẽ mắc bệnh khi chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ số mũi.
“Ngoài ra, phụ huynh hay quên chích mũi nhắc lại khi trẻ vào độ tuổi 4-6 tuổi. Trong đó, mũi nhắc lại của vắc xin viêm não Nhật Bản khi trẻ được 5 tuổi thường bị bỏ qua vì phụ huynh ngỡ tiêm đủ 3 mũi vắc xin là đủ. Tuy nhiên, mũi vắc xin nhắc lại của viêm não Nhật Bản rất quan trọng vì giúp tạo miễn dịch cao nhất, giúp trẻ tránh bị nhiễm virus. Trẻ cần được tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản 3 năm một lần cho đến khi đủ 15 tuổi”, BS. Chính cho biết.
Việt Nam có 2 loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản gồm Jevax (Việt Nam) và Imojev (Nhật Bản). Đối với vắc xin Jevax cần tiêm 3 mũi và nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi qua 15 tuổi. vắc xin Imojev tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi; người từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi.
Liên tục nỗ lực rút ngắn khoảng cách địa lý, hạn chế đi lại xa, tạo tâm lý thoải mái cho người dân tiêm vắc xin phòng bệnh, ngày 29/5/2022, VNVC khai trương Trung tâm tiêm chủng thứ 67 tại số 61 quốc lộ 1A, khu phố 4, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An. Đây là trung tâm VNVC thứ 2 tại Long An.
Thay vì phải đi khá xa lên TP HCM hay đi ngược về TP.Tân An, bà con huyện Bến Lức và các vùng lân cận như Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước... có thể trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng vắc xin cao cấp, an toàn với chi phí hợp lý ngay gần nhà.
Với 20 phòng khám và tiêm, VNVC Bến Lức có khả năng phục vụ gần 1.000 lượt khách mỗi ngày và đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh. VNVC Bến Lức có hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn với nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn được áp dụng xuyên suốt tháng khai trương.