(CAO) Một nhà sư 40 tuổi, đang làm việc cho một ngôi đền trên núi Koya, tỉnh Wakayama, Nhật được 10 năm vừa đâm đơn kiện chỗ mình làm việc vì cho rằng bị ép "lao động quá sức".
Theo luật sư riêng của nhà sư này là ông Noritake Shirakura cho biết, thân chủ của mình đã phhải làm việc không ngừng nghỉ trong hơn 2 tháng để phục vụ hàng trăm du khách mỗi ngày. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trầm cảm vào cuối năm 2015 của nhà sư giấu tên. Theo ông Shirakura, nhà sư đã yêu cầu bồi thường 8,6 triệu yên (khoảng 1,7 tỷ đồng).
Ông Shirakura nói với báo chí: "Nếu bạn cung cấp sức lao động, bạn phải được nghỉ ngơi để hổi sức nhưng ở đây lại coi lao động là một trong những quá trình của việc tu hành. Điều đó khiến bạn không thể cân bằng mọi chuyện, khiến nó trở thành hệ lụy xấu tới sức khỏe. Thông qua vụ kiện, chúng tôi muốn khẳng định rằng sức khỏe mọi người là đáng quý và phải được trân trọng nhất là khi người đó đã cống hiến quá nhiều".
Một
ngôi đền trên núi Koyasan tập trung rất đông du khách dù trời mưa, có khoảng 117 ngôi đền, chùa trên ngọn núi này - Ảnh: erasmusu
Hồ sơ vụ kiện cũng cho thấy, nhà sư nói trên đã phải làm việc 64 ngày liên tiếp phục vụ khách tham quan vào dịp lễ kỷ niệm lần thứ 1.200 của ngôi đền, trong đó có nhiều ngày ông phải làm việc 17 tiếng không nghỉ.
Các cơ quan phụ trách vấn đề lao động đã ủng hộ lập luận này. Đa số đều cho rằng việc lao động liên tục không nghỉ là phản khoa học và không mang lại kết quả tốt, nhất là cho sức khỏe người lao động.
Lao động quá sức là vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản, được gọi là "karoshi". Một báo cáo của chính phủ cuối năm 2017 ghi nhận có ít nhất 191 trường hợp "karoshi" trong vòng 12 tháng và có hơn 7% người Nhật Bản lao động 20 tiếng nhiều hơn thời gian làm việc chính thức trong tuần.