Nga chính thức công bố clip về siêu tiêm kích thế hệ thứ 5

Thứ Ba, 23/08/2016 00:39  | Đồng Thần

|

(CAO) Nga đã phát đi clip trình chiếu các cảnh quay chính thức đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 - Sukhoi PAK-FA (hay Sukhoi T-50).

Trong ngày lễ danh dự của Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga, Bộ Quốc phòng Nga đã phát hành đoạn phim chính thức đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK-FA Sukhoi T-50 (gọi tắt là T-50).

Đoạn clip ghi lại cảnh chiếc siêu tiêm kích xuất phát từ một tàu sân bay, cùng chung với một số máy bay khác như: máy bay chiến đấu hải quân MiG-29KUB và Su-35S.

Sự xuất hiện của T-50 liệu có khơi mào cuộc chạy đua máy bay thế hệ thứ 5?

Mặc dù T-50 chỉ xuất hiện trong một vài giây ngắn ngủi nhưng nó cũng cho thấy được hình dáng thay đổi đáng kể của chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới, đặc biệt là màu sơn (màu sơn trên máy bay chiến đấu mang ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật lẫn chiến thuật).

Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, máy bay T-50 không có bước nhảy vọt về công nghệ nếu so sánh với một số đối thủ cạnh tranh khác như: Chengdu J-20 (Trung Quốc) hay F-35 Lightning II (Mỹ). Thay vào đó, nó được hình thành từ sự kết hợp, mà điển hình là thừa hưởng cùng một động cơ từ Su-35.

Những vũ khí cơ bản được trang bị trên T-50

Chính vì thế ngay từ khi còn nằm trên bản thiết kế, T-50 vốn chỉ được xem là máy bay thế hệ 4++, một phân khúc nằm giữa máy bay thế hệ 4 và 5. Do đó, các đặc điểm chính của máy bay thế hệ thứ năm, cụ thể là tàng hình, cũng được đem ra so sánh.

Bỏi công nghệ tàng hình là một trong các trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới việc xác định tính năng của T-50. Theo RealClearDefense, trong năm 2010 và 2011, có nguồn tin ước tính rằng tiết diện radar (RCS) - hình ảnh thực tế của máy bay hiển thị trên màn hình radar - của chiến đấu cơ T-50 là 0,3-0,5 mét vuông.

T-50 được đem ra so sánh với các máy bay chiến đấu khác

Trong khi đó, không quân Mỹ cho biết chỉ số RCS của tiêm kích F-22 Raptor rất nhỏ, chỉ khoảng 0,0001 mét vuông. Và RCS của tiêm kích F-35 là khoảng 0,001 mét vuông, lớn hơn F-22 một chút nhưng vẫn rất nhỏ khi so sánh với RCS của T-50.

Dù vậy, chỉ số RCS của chiến đấu cơ các nước là thông tin mật được giữ kín, và các máy bay này thường gắn các thiết bị đặc biệt để che giấu tiết diện radar thực sự của mình. Cả Nga và Mỹ đều không công bố chỉ số RCS chiến đấu cơ của họ. Nếu các ước tính trên là gần đúng, có thể thấy khả năng tàng hình của T-50 kém hơn nhiều so với các tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ.

Dù được đánh giá kém hơn F-22 (ảnh trên) và F-35 nhưng T-50 có ưu điểm lớn về chi phí sản xuất

Bất chấp những tranh cãi, T-50 vẫn nổi trội hơn các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm khác nhờ chi phí. Bởi nó chỉ có giá 50 triệu USD, trong khi con số đó là 178 triệu USD để sản xuất F-22 và 339 triệu USD cho F-35.

Clip T-50 hợp đồng tác chiến với máy bay chiến đấu hải quân MiG-29KUB và Su-35S:

Bình luận (0)

Lên đầu trang