Kỳ II:

Những vũ khí Việt Nam có thể mua của Mỹ để gia tăng năng lực quốc phòng

Chủ Nhật, 07/08/2016 01:43  | Đồng Thần

|

(CAO) Khi Mỹ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam, đã mở ra cho chúng ta những lựa chọn hết sức đa dạng. Đó là chứ kể chúng ta có thể kết hợp vũ khí của cả hai cường quốc trên lĩnh vực này là Nga và Mỹ.

Vệ tinh, radar

Trang Defense News dẫn một bản báo cáo của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết, Việt Nam đang đàm phán mua một số hệ thống radar từ Mỹ.

Những nhu cầu căn bản mà Việt Nam muốn sở hữu gồm trang bị cảnh giác hàng không và trên biển, cung cấp trang bị an ninh đường biển,... Đặc biệt, là các loại radar có khả năng nâng cao nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm, chống tiếp cận hàng hải, chiến đấu chống tàu mặt nước, máy tính, khả năng tình báo,...

Bộ đội radar Trường Sa làm chủ trang bị khí tài phát hiện mục tiêu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo - Ảnh: Tiền phong

Nhiều năm trước, nguồn cung cấp vũ khí cho Việt Nam chủ yếu đến từ Nga và một số nước trong khối Ðông Âu. Nhưng những năm gần đây, Hà Nội bắt đầu mở rộng nguồn mua sắm sang một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Israel,… Và hiện tại với việc Mỹ bãi bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương thì đây quả là một trong những thiết bị cần quan tâm, mua sắm.

Ngoài ra, yêu cầu chiến tranh hiện rất cần vệ tinh, trợ giúp hoạt động của quân đội trên vùng biển, đất liền và bầu trời. Việt Nam đã mua vệ tinh viễn thông VINASAT-1 của Công ty Lockheed Martin, phóng lên quỹ đạo năm 2008 và VINASAT-2 phóng lên quỹ đạo năm 2012.

Vệ tinh Vinasat-2 - Ảnh: arianespace.com

Trong đợt mua sắm vũ khí sắp tới không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ cân nhắc mua vệ tinh từ Mỹ.

Máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules

AC-130 nổi tiếng với sức mạnh của các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất được trang bị trên khoang và có thể liên tục bay trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm, thậm chí còn kéo dài được cả chu trình bay.

C-130 Hercules có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và hoạt động rất hiệu quả vào ban đêm 

Máy bay vận tải quân sự này được trang bị 2 khẩu pháo Galting 6, nòng 20mm Vulcan, có khả năng bắn 6.000 phát/phút. Ngoài ra còn có một pháo lớn hơn là pháo 40 mm Bofors. Hỏa lực của khẩu pháo 40 mm Bofors có thể gây thiệt hại lớn cho lực lượng dưới mặt đất.

AC-130 từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam

Hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay giúp cho phi hành đoàn có thể tác chiến ngay cả ban đêm và cung cấp một hình ảnh rõ nét trên chiến trường. AC-130 có tốc độ bay khá chậm, chỉ 482 km/h, trần bay 9.144 m. Đó cũng chính là lý do tại sao, hầu như nó không bao giờ hoạt động vào ban ngày.

Tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon

Các bài phân tích của truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 mà Trung Quốc. Chưa kể, nếu xét tổng hợp các yếu tố giá thành cũng như tính năng, đây là ứng viên sáng giá nhất để thay thế cho MiG-21 mới nghỉ hưu.

Một trong những chiếc chiến đấu cơ F-16 Mỹ cung cấp cho Iraq hồi năm 2015

F-16 là chiến đấu cơ đa năng sử dụng trong mọi thời tiết có trọng lượng cất cánh 20 tấn. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tầm tác chiến trên 550 km và trần bay cao trên 15.000 m.

Đặc biệt nhất, F-16 là máy bay chiến đấu đầu tiên dùng hệ điều khiển “fly by wire” hay còn gọi là “bay bằng dây”. Điều này có nghĩa là khi nhận lệnh, máy tính sẽ tự điều chỉnh máy bay theo ý của phi công mà không cần thao tác quá nhiều.

Mặt khác, theo số liệu từ báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã đặt mua tới 125 quả tên lửa Python-5 và 125 quả Derby để trang bị cho hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR, toàn bộ đã được chuyển giao trong năm 2012.

F-16 Fighting Falcon có trong biên chế của rất nhiều nước trên thế giới

Như vậy, với hai loại tên lửa hiện đại đang sở hữu, có thể trang bị cho loại tiêm kích hạng nhẹ này, Việt Nam có thể hoàn toàn tự tin khi đặt mua F-16 Fighting Falcon từ Mỹ.

Tàu chiến ven bờ LCS

Hiện tại trong biên chế Hải quân Mỹ đang có hai lớp tàu chiến ven bờ là LCS-1 Freedom và LCS-2 Independence. Trong đó, LCS-2 được đánh giá cao hơn ở mức độ tàng hình, khả năng tiếp nhận số lượng lớn máy bay và đã tích hợp thành công tên lửa chống hạm tầm xa lên tàu.

Sàn đáp máy bay bố trí phía đuôi tàu LCS lớp Independence có diện tích lên tới 1.030 m 2 được đánh giá đủ khả năng tiếp nhận cùng lúc 4 trực thăng hạng nhẹ UH-1N hoặc 2 trực thăng cỡ lớn CH-53E Super Stallion.

Phần phía sau các tàu lớp Freedom (LSC-1) có khả năng mở ra để đón các xuồng cao tốc của lực lượng đặc nhiệm hải quân

Phiên bản LCS thứ nhất do hãng Lockheed Martin đóng thuộc lớp Freedom có chiều dài 127,8m và rộng 30m, lượng giãn nước 2.600 tấn. Nó có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Lớp tàu này được đánh số lẻ (LSC-1, LSC-3,…).

Tàu USS Gabrielle Giffords, chiến hạm mới thuộc lớp Independence. Nó được hạ thủy tháng 2-2015

Với thiết kế 3 thân độc đáo, các tàu tác chiến ven bờ lớp Independence có khả năng hoạt động ổn định, bất chấp sóng gió và giông bão. Tàu có thể tác chiến độc lập hoặc tác chiến theo đội hình nhóm.

Vẻ hùng dũng của tàu LCS-1 đã từng đến tuần tra ở Đông Nam Á:

Bình luận (0)

Lên đầu trang