(CAO) Ngày 29-5, tập đoàn Rostex (Nga) cho biết, hai bên đang thảo luận về việc đóng tiếp cặp tàu Gepard cho Hải quân Việt Nam.
Ngày 26-5, tại nhà máy Zelenodolsk đã diễn ra nghi lễ trọng thể hạ thủy con tàu "Gepard - 3.9" thứ tư. Tàu do các chuyên gia của Cục Thiết kế - Xây dựng Zelenodolsk thiết kế, vốn là món hàng được đặt cho Hải quân Việt Nam.
Ông Andrei Spiridonov - đại diện tập đoàn Rostex, cho biết: "Khu trục hạm sẽ được lắp đặt các thiết bị mới nhất. Thời hạn thử nghiệm trên biển của con tàu dự kiến vào tháng 9-2016".
Nga và Việt Nam đang thảo luận về việc đóng cặp tàu mới
Việt Nam và Nga cũng đang tiến hành thảo luận về việc đóng thêm chiếc tàu thứ năm và thứ sáu loại “Gepard - 3.9”.
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 được xếp vào loại tàu hộ vệ hạng trung, có lượng giãn nước trên dưới 2000 tấn, phạm vi hành trình tối đa khoảng 5000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày.
Tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, 2 bệ pháo phòng thủ tầm gần 7 nòng 30mm AK-630, một pháo hạm 76mm AK-176 và một hệ thống phòng không tầm thấp CIWS Palma (2 pháo cao tốc AO-18KD 30mm và 8 tên lửa phòng không 9M311).
Mục đích của việc thương thảo lần này được giới chuyên gia nhận định là nhằm nâng cấp các trang bị, hệ thống vũ khí, tên lửa hiện đại hơn,... so với các phiên bản đã nhận
Sau khi 2 tàu Gepard 3.9 này được bàn giao và đưa vào phục vụ, Hải quân Việt Nam sẽ có 4 tàu hộ vệ tên lửa với 2 chiếc chuyên chống hạm và 2 chiếc còn lại có thêm khả năng chống ngầm.
Việc đàm phán đóng thêm cặp tàu mới được giới chuyên gia dự đoán là nhằm nâng cấp các trang bị, hệ thống vũ khí, tên lửa hiện đại hơn,... so với các phiên bản cũ.
Trước đây, Việt Nam đã đặt mua 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, trang bị tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 UranE và đã được bàn giao hoàn tất vào năm 2012. Khi về Việt Nam, hai tàu hộ vệ này được đặt theo 2 vị hoàng đế Việt Nam là “Đinh Tiên Hoàng” (số hiệu 011) và “Lý Thái Tổ” (012) |