Trung Quốc tìm cách khắc phục “tử huyệt” của động cơ máy bay chiến đấu

Thứ Bảy, 29/05/2021 21:46  | Anh Duy

|

(CAO) Hôm 29-5, tờ South China Morning Post dẫn tuyên bố từ chính quyền Trung Quốc cho biết họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải tiến động cơ phản lực dùng cho máy bay quân sự.

Điểm yếu từ động cơ từ lâu đã cản trở chương trình hiện đại hóa quân đội của nước này.

Truyền thông nhà nước đưa tin nước này đã phát triển được một loại vật liệu phủ mới cho tua-bin giúp "lấp đầy khoảng trống công nghệ" và sẽ giúp tăng lực đẩy trong động cơ.

Màng phủ được thiết kế bởi Công ty Phát triển Công nghệ Bảo vệ Môi trường và Tiết kiệm Năng lượng Yuanke ở tỉnh Hà Bắc có thể chịu được nhiệt độ 1.800 độ C, và sẽ giúp bảo vệ tua-bin khỏi bị ăn mòn và đảm bảo điện thế nguồn cung cao hơn.

Động cơ phản lực chiến đấu chính của nước này, WS-10, có thể chịu được nhiệt độ khoảng 1.470 độ C và việc cải tiến này có thể giúp cải thiện đáng kể công suất đầu ra của động cơ.

Một chiếc chiến đấu cơ J-20 - Ảnh: 81.com

Cánh quạt từ lâu đã trở thành yếu điểm trong chương trình phát triển động cơ phản lực của Trung Quốc.

Lớp phủ mới được làm bằng fullerene, một phân tử carbon mà các nhà sản xuất cho biết sẽ nó có tuổi thọ 2.000 giờ và có đặc tính chống ăn mòn.

Ngoài việc có thể chịu được nhiệt độ cần thiết để cho phép J-20 hoạt động hết công suất, nếu được chứng minh là hoạt động được, vật liệu mới này còn có thể tăng gấp đôi hiệu suất làm việc của động cơ hàng không trong điều kiện sa mạc.

Động cơ của máy bay chiến đấu luôn là "yếu điểm" trong chương trình hiện đại hoá quốc phòng của Trung Quốc - Ảnh: Weibo

Vào năm 2019, Trung Quốc cũng đã sản xuất một công nghệ tương tự cho cánh máy bay trực thăng, công nghệ này cũng có thể cải thiện hiệu suất của trực thăng quân sự trong điều kiện sa mạc.

Bình luận (0)

Lên đầu trang