Mỹ - Đức 'bắt tay' lấy thông thông tin dân chúng

Thứ Năm, 14/05/2015 08:26  | 

|

(CAO) Vụ tình báo Mỹ- Đức "bắt tay" vẫn  đang hâm nóng các tuyến bài báo chí của truyền thông Đức. Một hồ sơ nóng với nhiều loạt bài đưa ra dư luận hàng hoạt động thiếu dân chủ, hạn chế tự do của người dân, do hai cơ quan tình báo Đức (BND) và Mỹ (NSA) bắt tay thực hiện.

Hiện nay, ở những đất nước được xem là tự do dân chủ, người dân đang bị "quản lý" trên nhiều mặt. Sự kiện sử dụng hệ thống vi tính tinh vi trong việc "quản lý" xã hội, đã làm người dân không thể ngăn chặn, phòng ngừa, cũng như không biết lúc nào, hay vì sao mình bị kiểm soát, theo dõi,...

Nhưng hầu hết họ đều biết rằng, mình đang vùng vẫy trong một "tấm lưới". Mà khởi nguồn của nó, bắt đầu bằng việc kiểm soát tài khoản ngân hàng, cho đến các phát biểu chính trị của từng cá nhân, " tấm lưới" đó giăng khắp mọi nơi.

Bài báo  hôm 12-05-2015 của Tạp chí Der Spiegel (Tấm Gương) tố rằng cơ quan tình báo Đức thu thập tin tức để gửi cho cơ quan tình báo Mỹ, với "khối lượng thông tin" lên đến con số 1,3 tỷ thông tin "thô" trong một tháng. Dù con số thông tin thật sự là bao nhiêu thì con số chính xác vẫn chưa được công bố. Cũng như, câu hỏi của báo chí và dư luận về "Từ khóa chủ" trong công việc thu thập tin tức chưa được trả lời.

Nhật báo Die Zeit (Thời Gian) cho biết, theo một hồ sơ mật các thông tin "thô" đa phần là: Ai gọi ai? Nói chuyện bao lâu? Từ địa điểm nào? (điện thoại di động tự động cập nhật vị trí của người sử dụng) Ai trao đổi thư điện tử (email) với ai? Tất cả đều được trung tâm thu thập thông tin ở Bad Aibling (Đức), chuyển cho cơ quan tình báo NSA (Mỹ).

Hệ thống ra đa thâu thập thông tin của cơ quan tình báo Đức tại Bad Ailbling - Ảnh: Tạp chí Der Spiegel

Cũng có thể, tình báo Đức đã lọc những thông tin của người Đức, và chỉ cung cấp cho tình báo Mỹ thông tin thu thập được của người nước ngoài, không phải là người Đức. Tình báo Đức cho rằng, họ chỉ cung cấp thông tin "thô", còn việc sử dụng những thông tin này  thế nào, để làm gì, thì đó là việc của tình báo Mỹ.

Tờ Die Zeit tiết lộ thêm, mỗi ngày tình báo Đức thu thập và lưu trữ khoảng 220 triệu thông tin "thô" của những đối tượng trên toàn thế giới. Tính trung bình họ thu thập 6,6 tỷ thông tin "thô" mỗi tháng. Đặc biệt ưu tiên những khu vực đang có khủng hoảng trên thế giới.

Danh sách "Từ khóa chủ" là đầu mối của sự thu thập thông tin. "Từ khóa chủ" có thể là số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử,... của những đối tượng bị theo dõi. Sở dĩ hoạt động tình báo này gây chấn động trong dư luận  vì có những từ khóa chủ bị cấm.

Một nhân chứng giấu tên là tiến sĩ T, khai trước Ủy ban điều tra của Quốc hội Đức rằng, khi ông nhận được một số lượng khổng lồ thông tin thô, ông đã phân lọc ra thành từng nhóm theo phương cách giao tiếp như: điện thoại bàn, tin nhắn (messenger), điện thoại di động, fax hay bằng thư điện tử (email).

Tiếp theo là chọn lọc theo vùng, sau bốn tuần làm việc, ông đã lọc ra được những thông tin về 2.000 đối tượng bị theo dõi, và ông đã giao danh sách này cho cấp trên. Sau khi lọc xong, các dữ liệu thông tin "thô" sẽ bị xóa vĩnh viễn. Máy tính của nhân chứng nói trên, cũng chỉ là máy tính thuê, nên gần như không để lại dấu vết.

Giám đốc của cơ quan tình báo Đức - ông Gerhard Schindler đã tuyên bố, cơ quan của ông sẽ không thể biết là những thông tin gì đã được chuyển giao, khối lượng bao nhiêu,... cho tình báo Mỹ (tình báo Đức thực chất biết rõ thông tin gì đã chuyển nhưng do sau khi chuyển xong họ đã hủy chúng để xóa dấu vết). Ông Schindler cũng cho biết mình mới chỉ được biết đến hoạt động cung cấp thông tin này kể từ 3-2015.

Chính phủ Đức hiện đang thương thuyết với nước Mỹ để yêu cầu họ cung cấp danh sách "Từ khóa chủ" của những đối tượng bị theo dõi. Theo ông Peter Altmaier - giám đốc phủ thủ tướng, người có trách nhiệm thương thuyết với nước Mỹ, thì chính phủ Mỹ sẽ không muốn công bố danh sách ấy.

Thủ tướng Angela Merkel bị đẩy vào thế khó xử - Ảnh pecsma

Trong trường hợp chính phủ Mỹ chính thức từ chối bằng công văn thì thủ tướng Đức Angela Merkel bị đẩy vào thế khó xử. Bởi bà chỉ có hai lựa chọn là phải cung cấp danh sách đó cho Ủy ban điều tra của Quốc hội Đức hoặc từ chối. Trong trường hợp thủ tướng Merkel từ chối thì sự việc sẽ phải do Tòa Án Lập Hiến tối cao liên bang của nước Đức thụ lý và quyết định.

Bảo Tâm (Từ Pháp)

Bình luận (0)

Lên đầu trang