Quyết tâm lớn để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số quốc gia

Thứ Năm, 29/09/2022 10:16

|

(CATP) Chuyên đề Công an TPHCM thời gian qua đã thực hiện chuyên mục "TPHCM đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia - Đề án 06" trên các số báo phát hành vào thứ ba và thứ năm hàng tuần, với những phản ánh, ghi chép, đưa tin, tuyên truyền xung quanh các công việc ngày đêm xuyên suốt mà cán bộ chiến sĩ Công an TPHCM cùng CA cả nước đã chung tay thực hiện để cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, tài khoản (TK) định danh và xác thực điện tử cho người dân. Tính đến nay, gần như toàn bộ công dân TPHCM đủ điều kiện đã được cấp CCCD gắn chíp.

Bộ Công an (CA) tiếp tục phát huy vai trò thường trực trong thực hiện Đề án 06, gương mẫu đi đầu, sẵn sàng phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tất cả vì lợi ích của đất nước và người dân, bảo đảm dữ liệu (DL) dân cư "đúng, đủ, sạch, sống", duy trì liên tục tính kết nối, liên thông, chia sẻ DL, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ DL cá nhân theo quy định pháp luật.

Công tác triển khai thực hiện Đề án 06 và Quyết định 10695 của Bộ CA về cung cấp DVC trực tuyến đạt nhiều kết quả tích cực, trong 9 tháng đầu năm 2022 đã cung cấp 192 DVC trên Cổng DVC Bộ CA, 09/11 DVC thiết yếu trên Cổng DVC quốc gia, nhiều DVC đã tiếp cận, đi vào cuộc sống người dân.

Nhằm giúp người dân TPHCM cũng như cả nước hiểu rõ hơn về Đề án 06, Chuyên đề Công an TPHCM xin trân trọng giới thiệu những nội dung quan trọng trong bài viết của Đại tướng, GS - TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ CA, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06.

Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc trên mọi phương diện, khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới phải điều chỉnh, định hướng lại chiến lược phát triển, với trọng tâm là đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Với khát vọng lớn, tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tận dụng tối đa các thời cơ, thuận lợi do cuộc CMCN lần thứ tư mang lại để thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số quốc gia.

Đại tướng Tô Lâm: "Đề án 06 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công dân số"

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục xác định: "Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH-CN, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ. Năm 2021, thành công lớn trong xây dựng (XD) Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số chính là hoàn thành XD Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC) và hệ thống sản xuất, cấp, quản lý CCCD, tạo sự đổi mới căn bản, mang lại hiệu quả to lớn trong công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến CD.

Tiếp nối những thành công đó, ngay từ những ngày đầu năm 2022, Bộ CA đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng DL về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Với đề án này, CSDLQG về DC sẽ được kết nối, chia sẻ, cung cấp DL với các bộ, ngành, địa phương, hướng tới phục vụ năm nhóm tiện ích cốt lõi: Phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp Dịch vụ công (DVC) trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu DL dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Có thể khẳng định việc phê duyệt Đề án 06 với 07 quan điểm chỉ đạo lớn và 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, 25 DVC thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp (DN) để thực hiện trên môi trường điện tử đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng trong triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Đảng, góp phần thực hiện 03 đột phá chiến lược theo tinh thần NQ Đại hội XIII của Đảng (hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; XD hệ thống kết cấu hạ tầng); đồng thời phục vụ tốt hơn người dân, DN trên tinh thần "lấy người dân và DN là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực phát triển".

Sau triển khai từ khi Thủ tướng triệu tập hội nghị toàn quốc để chỉ đạo triển khai đề án, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 khẳng định quyết tâm chính trị, thúc đẩy đồng bộ, mạnh mẽ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, nỗ lực khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm đúng tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án, một số nội dung đã vượt tiến độ đề ra.

Nổi bật là: Công tác XD, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan được đẩy nhanh tiến độ thực hiện; trong đó Bộ CA đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử; tham mưu cho Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị định bảo vệ DL cá nhân; hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số chứng minh nhân dân (9 số) với CCCD trên Cổng DVC quốc gia và Cơ sở DL thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết TTHC lĩnh vực thuế.

Cán bộ chiến sĩ Công an TPHCM nỗ lực hoàn thành thực hiện Đề án 06

Tiến độ thực hiện 25 DVC thiết yếu liên quan đến người dân theo đề án đang được Bộ CA và các bộ, ngành đẩy nhanh thực hiện bảo đảm tiến độ, bước đầu đạt hiệu quả tích cực, hồ sơ tiếp nhận tăng từng ngày. Đặc biệt là lĩnh vực cư trú, trước khi triển khai đề án, trung bình tiếp nhận 1.225 hồ sơ/ngày; sau khi triển khai đề án, số lượng tăng gấp đôi, kết quả giải quyết đúng hạn tăng từ 89% lên 96,5%. Bộ CA phối hợp với 25 DN lớn để triển khai nhóm tiện ích phục vụ phát triển KT-XH; triển khai cung cấp việc xác thực danh tính của người dân qua thẻ CCCD gắn chíp điện tử được trang bị tại các quầy giao dịch của một số ngân hàng.

Tổ chức kết nối thành công DL bảo hiểm, DL mã số thuế cá nhân, DL học sinh, DL trẻ em, DL đăng ký, tiếp tục triển khai thống nhất kỹ thuật với các bộ, ngành liên quan để kết nối với CSDLQG về DC và các cơ sở DL chuyên ngành theo đúng lộ trình của Đề án 06. Trong đó, Bộ CA đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành giải pháp và triển khai thành công việc đồng bộ 36 triệu DL thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) vào CSDLQG về DC và CCCD để phục vụ người dân chỉ sử dụng một loại giấy tờ là CCCD khi đi khám chữa bệnh...

Tại Hội nghị sơ kết công tác CA quý III và 9 tháng đầu năm 2022, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ công tác quý IV/2022 qua hệ thống truyền hình trực tuyến với CA các đơn vị, địa phương, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CA Trung ương, Bộ trưởng Bộ CA - chủ trì hội nghị đã yêu cầu thủ trưởng CA các đơn vị, địa phương tiếp tục xác định quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ Đề án 06 của Chính phủ, nhất là những vấn đề mấu chốt để hoàn thành mục tiêu năm 2022, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trong đó, đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa, việc số hóa hồ sơ giải quyết TTHC đối với 11 DVC thiết yếu của ngành CA theo NQ 50/NQ-CP ngày 08-4-2022 của Chính phủ; thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật DL, bảo vệ DL cá nhân; nghiên cứu, báo cáo UBND các tỉnh danh mục DVC tiếp nhận hoàn toàn trực tuyến và XD phương án triển khai tại đơn vị, địa phương...

Chính phủ đánh giá cao kết quả đạt được của Đề án 06

Kết quả đạt được của Bộ CA theo các nhóm và ngoài lộ trình Đề án 06 được Chính phủ đánh giá cao. Trong nhóm DVC phát triển KT-XH, Bộ CA đã sử dụng thẻ CCCD gắn chíp để phục vụ người dân rút tiền tại các ATM, đảm bảo bảo mật, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành DN.

Đại tá Vũ Văn Tấn - Giám đốc Trung tâm DL quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ CA - cho biết, bộ đã phát triển ứng dụng xác thực, đọc thẻ CCCD trên thiết bị di động, giúp người dân dễ dàng mở TK giao dịch trực tuyến đảm bảo chính xác danh tính và DN được số hóa dữ liệu, xác thực thông tin đảm bảo tin cậy, tiết kiệm nhiều chi phí xác thực thông tin... Bộ CA cũng hỗ trợ các bộ, ngành XD phần mềm số hóa và quản lý thông tin trên hệ thống dân cư.

Cũng theo Đại tá Vũ Văn Tấn, các tiện ích như TK an sinh và chữ ký số đã hoàn thành, chờ hướng dẫn pháp lý thực hiện. Theo đó, mỗi người dân sẽ được cấp 1 TK an sinh chính là số CCCD để nhận trợ cấp từ Chính phủ, lương hưu, hỗ trợ người nghèo, người yếu thế trong xã hội, khi gặp thiên tai, dịch bệnh... một cách nhanh chóng, chính xác.

Lãnh đạo Bộ CA và Văn phòng Chính phủ yêu cầu từ nay đến cuối năm 2022 cần tập trung thực hiện số hóa có hiệu quả đối với các hệ thống, cơ sở DL như: đăng ký DN; quản lý đầu tư nước ngoài; giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh vận tải; cấp đổi biển hiệu, phù hiệu ôtô, hộ tịch điện tử, lý lịch tư pháp; đăng ký, cấp phép lưu hành nghề khám chữa bệnh. Các bộ, ngành có TTHC thuộc phạm vi quản lý trong số 25 DVC thiết yếu của Đề án 06 cần có hướng dẫn cụ thể khẩn trương hoàn tất số hóa trong quá trình xử lý hồ sơ.

N.NGỌC

Bình luận (0)

Lên đầu trang