Hạn, mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Sạt lở, sụt lún xảy ra khắp nơi

Thứ Hai, 09/03/2020 17:12

|

(CATP) Theo thống kê của các địa phương, mới đầu mùa khô năm nay nhưng hạn mặn đã tàn phá hết sức kinh hoàng. Trước thực trạng 5 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An và Cà Mau đã công bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn, lãnh đạo các địa phương cho biết, ngoài thiệt hại hàng chục tỷ đồng bởi các tuyến giao thông, đê biển bị sạt lở, sụt lún, kinh tế, đời sống người dân bị "vạ lây".

HÀNG NGÀN ĐIỂM SỤT LÚN, SẠT LỞ

Trưa 8-3, tại khu vực 5 (phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn còn ngổn ngang. Một số hộ dân di dời các vật dụng còn sót lại sau đợt sạt lở. Nhắc lại vu sạ tlơ ngà yhôm trướ c(tứ cngà y7-3), nhiều người dân không giấu kinh hoàng. Khoảng 10 giờ sáng, người dân lo bữa cơm sáng thì nghe ầm ầm như động đất. Đoạn sạt lở có chiều dài 25m, sâu 12m ảnh hưởng đến 5 hộ dân tại khu vực này. Trong đó, có 1 hộ là cơ sở kinh doanh, 2 hộ cho thuê nhà và 2 hộ sinh sống tại chỗ.

Bà Lê Thị Hải thất thần kể: "Lúc đó, tôi với con gái đang nấu cơm sau bếp còn chồng tôi đang sửa ống nước cạnh mé sông, thì nghe tiếng rắc rắc trên mái nhà bên cạnh. Ban đầu tôi cứ tưởng là ai đang sửa sang gì trên đó, nhưng vài phút sau thấy căn bên cạnh sụp ầm xuống sông. Vợ chồng, con cái nhanh chân chạy ra, không lâu sau cái nhà bếp của tôi cũng sập xuống luôn".

Bà Trần Thị Kiều thuê nhà bán đồ ăn sáng cho biết, trước đó bà thấy có dấu hiệu rạn nứt nhưng chủ quan. "Sau khi nhà bị trôi xuống sông, hai vợ chồng tôi không biết sống ra sao nữa. Cũng may bữa sạt lở ít khách ăn sáng, tôi nhanh chân chạy khỏi. Tới giờ nhớ lại, tôi còn run...", bà Kiều nói.

Hiện trường vụ sạt tại Cần Thơ

Ông Nguyễn Tấn Hưng, Chủ tịch UBND phường An Bình nói: "Địa phương tổ chức di dời các hộ dân. Vụ sạt lở ảnh hưởng đến phần nhà phía sau của một số nhà. Các hộ này nằm trong diện ảnh hưởng dự án bờ kè sông Cần Thơ. Đa số đã nhận tiền bồi hoàn kiến trúc và các kinh phí hỗ trợ khác. Còn về vị trí tái định cư, tới thời điểm này cũng chưa xác định được vị trí cho bà con. Tuy nhiên, chúng tôi đã liên hệ với dự án để sớm hỗ trợ phần tạm cư cho người dân".

Hiện con đường tránh Tỉnh lộ 873 (đoạn qua ấp 1, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã đưa vào sử dụng, sau khi bị phong tỏa do sạt lở. Chiều 25-2, toàn bộ mặt tỉnh lộ 873 rộng khoảng 6m bị sạt xuống sông Vàm Vé, cắt đứt hoàn toàn tuyến giao thông qua một số xã của huyện Gò Công Tây và thị xã Gò Công.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết (ngụ ấp 1, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, chủ ngôi nhà bị thiệt hại do sạt lở) nhớ lại: "Khoảng một tuần trước, tôi thấy mặt đường trước nhà tôi bị nứt. Xem báo đài biết dấu hiệu nứt do khô hạn, thiếu nước, tôi đâu ngờ sạt lở diễn ra nhanh như vậy". Chỉ trong tích tắc, toàn bộ phần đường, tường rào, khoảng sân và trụ điện phía trước nhà của bà Tuyết bị kéo sập xuống sông.

Không may mắn như bà Tuyết, ông Nguyễn Văn Giàu (ngụ cùng địa phương) đã rơi nước mắt, khi căn nhà kiên cố mới hoàn thành trị giá 2 tỷ đồng bị sụt xuống sông. Ông Giàu khẳng định, gần cả đời sống ở nơi đây không bao giờ nghĩ đến chuyện sạt lở, sụt lún. Ông Giàu bần thần: "Lúc đó khoảng 20 giờ 30 phút, vợ chồng tôi từ nhà sau mới lên nhà trước thì bỗng dưng đổ sụp cái rầm xuống sông khiến cả nhà bàng hoàng, rồi khoảng đất xung quanh cũng đổ sụp theo".

Tỉnh lộ 873 (đoạn qua ấp 1, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang) bị sạt lở ngày 25-2-2020

Tình hình sạt lở, sụt lún đang là nỗi kinh hoàng của người dân mũi Cà Mau. Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tính đến đầu tháng 3-2020, khoảng 3 tháng khô hạn gây sụt lún, sạt lở đất xảy ra 40km, tập trung địa bàn huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và TP.Cà Mau. Hiện huyện Năm Căn có nguy cơ sạt lở cao. Địa phương có khoảng 31,7km lộ bê-tông, 14,4km đường lộ đất đen sạt lở, sụt lún có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ông Lê Phong, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, từ đầu mùa khô đến nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời xuất hiện hơn 1.000 điểm sụt lún, sạt lở đất, với hơn 22,749km. Trong đó, sạt lở đất làm hư hỏng đường giao thông bê-tông hơn 11km và còn lại là lộ đất đen ven sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thức vụ việc đang được các ngành chức năng điều tra làm rõ.

Một vụ sạt lở nhà đất ven sông ở ĐBSCL

TIẾP SỨC NƯỚC NGỌT CHO VÙNG HẠN, MẶN

Theo báo cáo của tỉnh Bến Tre, địa phương này phải khó khăn gấp bội khi hơn 5.000ha lúa vụ 3 sẽ bị mất trắng và 20.000ha cây ăn trái đang thiếu nước ngọt. Tại Cà Mau, hạn hán gây thiệt hại hơn 18.000 ha lúa, hoa màu, gần 43.000 ha rừng. Vườn quốc gia U Minh Hạ đang trong tình trạng báo động cháy.

Tính đến nay, tổng diện tích lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bị ảnh hưởng bởi hạn mặn khoảng 1.600ha. Trong đó, 2 huyện hiện nay bị thiệt hại nặng nhất là Hòn Đất và Kiên Lương ...

Theo các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, đến nay, địa phương thêm gần 17.000 hộ dân bị thiếu nướ csinh hoạ t, nâng tổ ng sô thiế unước sinh hoạt toàn tỉnh lên hơn 20.500 hộ. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt tập trung hầu hết ở vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau.

Tại Bến Tre, nước máy được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và hệ thống nhà máy của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bán cho dân sử dụng có giá từ 7.200 - 13.000 đồng/m3 nhưng đã nhiễm mặn từ 2 - 6o/oo. Trước khó khăn trên, nhiều địa phương và cá nhân hoạt động xã hội hỗ trợ bà con tâm điểm vùng hạn mặn.

Trước tình hình hạn mặn và thiếu nước ngọt cho người dân vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề xuất: "Khoan giếng bổ sung nguồn nước ngọt, kéo dài đường ống từ các nhà máy nước tập trung; kêu gọi các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ bồn nhựa trữ nước; đầu tư vòi công cộng, bồn nhựa, túi nhựa dẻo lớn đặt tại UBND xã, nhà văn hóa... để cung cấp nước cho người dân. Chuẩn bị phương án huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt cho khoảng 40 nghìn hộ dân sống phân tán tại các tỉnh: Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Trà Vinh.

Cùng với đó là việc lắp đặt hệ thống lọc nước mặn, nước lợ (thiết bị RO) tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung (Cà Mau 30 công trình, Sóc Trăng ba công trình, Kiên Giang năm công trình). Mở rộng, kéo dài tuyến ống cấp nước cho các hộ dân khu vực lân cận (Long An mở rộng cho 32.350 hộ dân, Kiên Giang mở rộng cho 7.880 hộ dân...). Xây dựng các hồ trữ nước ngọt từ hệ thống sông, kênh cụt (Trà Vinh, Long An, Bến Tre, Hậu Giang)...".

Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các tỉnh ĐBSCL bị thiệt hại lớn

Chiều 8-3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với một số tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới. Cùng dự có Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cho biết, các dự báo cho thấy hạn mặn 2020 ở ĐBSCL đã xuất hiện sớm và còn nặng nề hơn năm 2016, tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt, thiếu nước sản xuất xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của bà con nhân dân. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung một số biện pháp trước mắt và lâu dài để xử lý những vấn đề phát sinh, đặc biệt là giải quyết việc thiếu nước uống đạt chuẩn cho nhân dân trong vùng. "Đây là yêu cầu cấp bách, cần thực hiện", Thủ tướng nói và cùng với đó là hạn chế thiệt hại kinh tế - xã hội cho các tỉnh, thành trong vùng.

Về một số nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng giao Bộ TN-MT, Bộ NN&PTTN theo dõi chặt chẽ nguồn nước, thông báo, phối hợp kịp thời đến các địa phương trong vùng để có biện pháp xử lý kịp thời tình hình hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân. Thủ tướng lưu ý đến việc chuẩn bị tốt cho vụ hè thu tại ĐBSCL và yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho vụ lúa này.

Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các tỉnh chịu thiệt hại lớn do hạn mặn trong vùng ĐBSCL để phục vụ cho các công việc như: nạo vét, đào ao, đào giếng, trang bị các thiết bị lọc nước, giữ nước phục vụ nhân dân. Thủ tướng giao Bộ NN&PTTN chủ trì rà soát các nội dung cần hỗ trợ để trình Thủ tướng quyết định, tổ chức triển khai. Bộ Tài chính phố ihợ pvớ iBô NN&PTNT quyế tđịnh mứ cgia chi tiế t...

H.CHUYÊN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

Ông Laurent Umans, Bí thư thứ nhất phụ trách vấn đề nước và biến đổi khí hậu của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho rằng, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong những thập kỷ tới. Thách thức đầu tiên phải kể đến là do khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm nên nước ngầm có hiện tượng nhiễm mặn. Thách thức thứ hai là tác động kết hợp của việc khai thác nước ngầm và áp lực của các công trình xây dựng gây sụt lún nhanh hơn. Tỷ lệ sụt lún ngày nay lớn hơn nhiều so với tốc độ gia tăng mực nước biển.

Thách thức cuối cùng là xây dựng đập thượng nguồn và khai thác cát trong các kênh chính gây ra xói lở kênh và bờ. Do đó, phạm vi thủy triều tăng lên, gây ra nguy cơ lũ lụt gia tăng và nước mặn xâm nhập vào thượng nguồn.

Mỗi năm trung bình ĐBSCL sụt lún thêm 2cm. Hà Lan đang phối hợp với các địa phương thực hiện Dự án "Quản trị sụt lún đất và quản lý nước ngầm ĐBSCL" nhằm tăng cường sự hiểu biết và kiến thức về sụt lún đất và quản trị sử dụng nước dưới đất đối với những người ra quyết định cấp tỉnh và khu vực (nhóm đối tượng chính).

Bình luận (0)

Lên đầu trang