Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm vững bước từ mùa Xuân đại thắng

Thứ Năm, 01/05/2025 10:00

|

(CATP) LTS: Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) là dịp để cả nước nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng tưởng nhớ, tri ân sâu sắc đến lớp lớp thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập - tự do - hạnh phúc của dân tộc; đồng thời cũng là dịp để nhìn lại hành trình 50 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế của một thành phố năng động, nghĩa tình - đầu tàu kinh tế của cả nước. Chuyên đề Công an TPHCM trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, với tựa đề: “TPHCM - 50 năm vững bước từ mùa Xuân đại thắng”.

THÀNH PHỐ CỦA LÒNG DÂN - XÂY DỰNG ĐỂ PHỤC VỤ, PHÁT TRIỂN VÀ SẺ CHIA 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, với chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã ghi dấu cột mốc thiêng liêng: đất nước hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc - thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của vùng đất tụ hội tinh thần yêu nước, khí phách quật cường và tấm lòng nghĩa tình sâu đậm. 50 năm đã trôi qua, nhưng trong tâm trí của bao thế hệ, ngày đất nước thống nhất vẫn còn nguyên vẹn xúc cảm: đó là giây phút chấm dứt chiến tranh, “cho người mẹ nhìn đàn con nay đã về”, cho Bắc - Nam sum họp một nhà để bắt đầu của một cuộc trường chinh mới - kiến tạo hòa bình, dựng xây tương lai. 

Những ngày đầu sau giải phóng, TPHCM đối mặt với vô vàn thử thách: hạ tầng tàn phá, kinh tế đình trệ, nguyên vật liệu khan hiếm, hàng triệu người thất nghiệp, đời sống nhân dân khó khăn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhiều bất ổn. Song, dưới sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, cùng với ý chí tự lực tự cường của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố, TPHCM đã nhanh chóng ổn định xã hội, tổ chức lại sản xuất, từng bước khôi phục hệ thống hành chính, thiết lập nền an ninh trật tự ổn định, tạo nền tảng cho công cuộc tái thiết. 

Trong khó khăn, ngặt nghèo của những năm đầu mới giải phóng, TPHCM đã áp dụng cách làm đột phá, những câu chuyện “xé rào”, “bung ra” đã mang lại thành tựu to lớn, giúp xoay chuyển tình thế. Những giải pháp mang tính khác biệt của TPHCM giai đoạn 10 năm đầu sau ngày thống nhất đất nước là tiền đề, cơ sở thực tiễn, để cả nước bước vào thời kỳ đổi mới. 

Đồng chí Nguyễn Văn Được - Chủ tịch UBND TPHCM

Bước ngoặt lớn vào năm 1986, khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, TPHCM tiếp tục là nơi tiên phong thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế - xã hội: từ các khu chế xuất, khu công nghiệp, mô hình kinh tế hợp tác, chính sách khoán, đến những Kinh tế số” đang dần trở thành hiện thực, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tương tác giữa người dân - doanh nghiệp với cơ quan chức năng, hướng đến sự minh bạch, hiệu quả và gần gũi. Không chỉ hướng tới sự hiện đại, TPHCM còn hình thức liên doanh liên kết đầu tiên với nước ngoài. Hàng loạt công trình như: khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghệ cao TP. Thủ Đức, trung tâm phần mềm Quang Trung… không chỉ khơi nguồn sáng tạo mà còn mở đường cho hàng ngàn doanh nghiệp vươn ra biển lớn. 

Nhờ tinh thần đổi mới mạnh mẽ và quyết liệt, Thành phố không chỉ vươn lên từ chiến tranh, mà còn xác lập vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Đến nay, TPHCM đóng góp khoảng 16% GDP cả nước, với khoảng hơn 25% thu ngân sách quốc gia, thu hút hàng chục tỷ USD vốn FDI, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động từ khắp các tỉnh, thành. Thành phố cũng là nơi hội tụ nhiều trường đại học, bệnh viện lớn, các trung tâm nghiên cứu, văn hóa, thể thao và sáng tạo; nơi khơi nguồn của các phong trào thanh niên, tình nguyện, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… đóng góp tích cực vào hình ảnh một Việt Nam hiện đại, hội nhập và đầy bản sắc. 

TPHCM là nơi hội tụ hơn 10 triệu cư dân, nơi mỗi con người - dù từ Bắc hay Nam, từ miền xuôi hay miền ngược - đều có thể tìm thấy cơ hội lập thân, lập nghiệp. Chính vì vậy, chính quyền Thành phố luôn xem an sinh xã hội là nền tảng, chăm lo cho các đối tượng yếu thế là nhiệm vụ cốt lõi. Nhiều chương trình đã được triển khai như: nhà ở xã hội, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, miễn phí học sinh các cấp, chăm sóc người già neo đơn, người có công cách mạng, xây dựng trường học và bệnh viện đạt chuẩn quốc gia… 

Đặc biệt, TPHCM không ngừng cải thiện chất lượng hạ tầng giao thông - đô thị với hàng loạt dự án trọng điểm: khép kín đường Vành đai 2, đầu tư đường Vành đai 3 và Vành đai 4, các tuyến cao tốc kết nối Vùng như cao tốc TPHCM - Mộc Bài, cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành, hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến Metro số 1 đồng thời đầu tư xây dựng thêm 355km để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị trong 10 năm tới, hiện đại hóa sân bay Tân Sơn Nhất, phát triển các nút giao thông trọng yếu, quy hoạch khu đô thị sáng tạo phía Đông… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển, giảm thiểu ùn tắc, phát triển đồng đều giữa các khu vực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh. Mô hình “Chính quyền số - Công dân số - Kinh tế số” đang dần trở thành hiện thực, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tương tác giữa người dân - doanh nghiệp với cơ quan chức năng, hướng đến sự minh bạch, hiệu quả và gần gũi.

TPHCM Ngày càng hiện đại, văn minh, nghĩa tình

Không chỉ hướng tới sự hiện đại, TPHCM còn gìn giữ nét nghĩa tình đặc trưng - nơi “gạo chợ nước sông” luôn mở lòng với người yếu thế, người nghèo, người tha hương. Trong đại dịch Covid-19, chúng ta từng thấy những căn bếp cộng đồng, những ATM gạo, những chuyến xe nghĩa tình… lan tỏa tinh thần “lá lành đùm lá rách” đặc trưng của người Sài Gòn Gia Định - TPHCM. 

TỪ QUÁ KHỨ HÀO HÙNG ĐẾN KHÁT VỌNG VƯƠN TẦM KHU VỰC 

Bước vào 2025 - năm “về đích” của kế hoạch 5 năm 2021-2025 và là năm bản lề của chiến lược phát triển đến năm 2030, TPHCM xác định rõ tầm nhìn: trở thành trung tâm tài chính quốc tế, thành phố đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, phát triển theo hướng xanh, số - bền vững - giàu bản sắc.

Đây không chỉ là mục tiêu chính trị, mà là khát vọng chính đáng của hàng triệu người dân Thành phố. Để hiện thực hóa điều đó, TPHCM đang tập trung vào ba đột phá chiến lược: thể chế - nguồn nhân lực và hạ tầng với các nhiệm vụ trọng tâm: 

• Sắp xếp tinh gọn bộ máy, bảo đảm tốt hơn, hiệu quả hơn, sắp xếp đơn vị hành chính tầm nhìn 100 năm. • Thúc đẩy khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. 

• Tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh.

• Cấu trúc lại nền kinh tế Thành phố, thay đổi mạnh mẽ, chuyển sang các ngành dịch vụ chất lượng cao và kinh tế xanh, gắn với công nghiệp công nghệ cao, Kinh tế số - trí tuệ nhân tạo - dữ liệu lớn, Nông nghiệp công nghệ cao - chế biến sâu, Dịch vụ hiện đại - logistics - du lịch cao cấp, Năng lượng tái tạo kinh tế xanh - công nghiệp môi trường. 

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đang tích cực hoàn thiện các đề án, dự án quan trọng: Đề án Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM, Vành đai 4, các tuyến đường sắt đô thị, các chương trình kích cầu đầu tư công - tư kết hợp…; đồng thời kiến nghị Trung ương tiếp tục phân cấp, phân quyền mạnh hơn để Thành phố chủ động phát triển, đáp ứng kỳ vọng của cả nước, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, vững bước từ mùa xuân đại thắng, tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. 

Trong hành trình ấy, chúng tôi đặc biệt coi trọng vai trò của báo chí và lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có Công an TPHCM - những người luôn xông pha nơi tuyến đầu, giữ gìn bình yên cho từng ngõ phố, từng nhà. Tôi xin ghi nhận, biểu dương và trân trọng tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng cao quý của lực lượng Công an trong suốt chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển Thành phố.

Bình luận (0)

Lên đầu trang