(CAO) Sáng 1/10, tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị 1 gồm các đại biểu: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Lâm Đình Thắng, Bí thư Quận ủy Quận 9; Ngô Tuấn Nghĩa, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh TPHCM đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận 1, 3 và 4, báo cáo về nội dung chương trình kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, cử tri Quận 1 cho rằng, hiện nay TPHCM và một số tỉnh, thành khác đang kiến nghị cho tổ chức mô hình Chính quyền đô thị, trong đó không có HĐND cấp quận và phường. Riêng TPHCM và một số TP khác cách nay 12 năm cũng đã thực hiện mô hình này và đã góp phần tinh giản bộ máy chính quyền, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị ngày càng hiệu quả.
Nhiều ý kiến cử tri cũng cho rằng, việc tổ chức chính quyền đô thị tại một TP lớn như TPHCM vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; đồng thời sẽ ngày càng phát huy hơn vai trò giám sát của nhân dân, của Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Do đó, cử tri Quận 1 kiến nghị Quốc hội chấp thuận việc không tổ chức HĐND quận và phường tại TPHCM trong kỳ họp tới.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, cử tri Quận 1 cho rằng, hiện nay TPHCM và một số tỉnh, thành khác đang kiến nghị cho tổ chức mô hình Chính quyền đô thị, trong đó không có HĐND cấp quận và phường. Riêng TPHCM và một số TP khác cách nay 12 năm cũng đã thực hiện mô hình này và đã góp phần tinh giản bộ máy chính quyền, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị ngày càng hiệu quả.
Nhiều ý kiến cử tri cũng cho rằng, việc tổ chức chính quyền đô thị tại một TP lớn như TPHCM vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; đồng thời sẽ ngày càng phát huy hơn vai trò giám sát của nhân dân, của Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Do đó, cử tri Quận 1 kiến nghị Quốc hội chấp thuận việc không tổ chức HĐND quận và phường tại TPHCM trong kỳ họp tới.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (Quận 3) cho rằng TP cần tập trung tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI mẫu mực, điển hình cho nhiều nơi địa phương khác. Cử tri Nguyễn Hữu Châu còn cho rằng chủ trương sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức thành 1 TP trong TPHCM là hướng đi đúng, nhưng ở những quận này còn có những sai phạm về dự án, về quản lý xây dựng… đến nay vẫn chưa khắc phục triệt để, chưa xử lý xong hậu quả các sai phạm.
Một số ý kiến cho rằng, hiện nay mỗi ngày báo chí đều đăng tin tai nạn giao thông nghiêm trọng ở nhiều nơi trong cả nước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề này gây ra tâm lý bất an cho người tham gia giao thông cũng như mỗi người dân. Bên cạnh đó, hiện nay, có nhiều tuyến đường xuống cấp, diện tích quá nhỏ hẹp so với mật độ xe lưu thông trên đường cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông.
Cử tri kiến nghị Nhà nước cần quan tâm mở rộng làn đường, kịp thời sửa sang những con đường bị hư hỏng, phân bổ làn đường hướng đi thuận tiện, xây dựng nhiều đường vượt để giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm đối với những người cố tình vi phạm luật giao thông.
Trao đổi với cử tri, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Trần Lưu Quang cho biết, hiện việc chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã được TP chuẩn bị trước hơn 1 năm nay, hiện đang là giai đoạn nước rút.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Trần Lưu Quang, Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM sẽ diễn ra từ ngày 14/10 đến 18/10. Hiện nay, TP đã chuẩn bị phương án nhân sự, văn kiện đã được chỉnh chu. Trong đại hội, TP sẽ áp dụng công nghệ 4.0, kiểm phiếu sẽ kiểm bằng máy.
Trả lời ý kiến của cử tri Nguyễn Hữu Châu về việc sáp nhập 3 quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 để trở thành TP Thủ Đức, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang cho rằng với tư cách là trung tâm đầu tàu kinh tế của cả nước, TP sẽ có trách nhiệm đi đầu phát triển theo xu thế của thế giới.
“Không có cách nào khác, nếu không thực hiện, mỗi ngày TP sẽ tụt hậu và sẽ có lỗi với người dân TP và có lỗi người dân cả nước” - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang bày tỏ.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Trần Lưu Quang, TP Thủ Đức trong tương lai sẽ là vùng đất có mô hình phát triển mới, nơi đó tích hợp đang là thế mạnh của TP như khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, logistics và đặc biệt ngành nghề chủ lực của TP Thủ Đức trong tương lai sẽ độ kết nối tương tác cao.
“Theo quy định đến tháng 5/2021 sẽ bầu Quốc hội, HĐND các cấp. Nếu TP không làm hồ sơ thủ tục để các cấp thẩm quyền phê duyệt, TP phải chờ 5 năm nữa. Dự kiến nếu được chấp thuận, thì tháng 5/2021 sẽ bầu hệ thống chính trị ở TP mới này. Hiện nay TP đang tích cực, tranh thủ sự ủng hộ của các Uỷ ban của Quốc hội, các bộ ngành Trung ương để kịp thời trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trong kỳ họp tới đây.”- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Trần Lưu Quang chia sẻ.