(CAO) Trong buổi họp chiều 23-2, người đứng đầu ngành xây dựng TP.HCM đã khuyến khích không nên xây nhà giá 100 triệu, vì sẽ phá vỡ quy hoạch của thành phố.
Nhà xã hội cho công nhân giá 100 triệu tại Bình Dương - Ảnh: internet
Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – Trần Trọng Tuấn, nhà giá 100 triệu đồng phải đáp ứng đủ 3 điều kiện như: không tính chi phía đầu tư hạ tầng (dự án thực hiện tại vị trí có sẵn hạ tầng) hoặc tính vào dự án khác; không mất chi phí về đất (tiền giải phóng mặt bằng, sử dụng đất trong chi phí đầu tư) và diện tích nhà là 25m2 (4 triệu đồng/m2).
Sở Xây dựng TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đã khảo sát, nghiên cứu rà soát và nhận thấy thành phố hiện chỉ có 2 khu vực có thể đủ điều kiện thực hiện do gắn với khu chế xuất, khu công nghiệp và nhà lưu trú công nhân.
(CAO) Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng nói như vậy trong buổi làm việc với Liên đoàn Lao động TP.HCM vào chiều 10-2.
Tuy nhiên, theo nhận định của người đứng đầu ngành xây dựng thành phố, điều kiện của Bình Dương và TP.HCM có nhiều điểm khác nhau, ‘không phải Bình Dương làm nhà 100 triệu thì thành phố cũng làm tương tự”. Nhà thương mại, nhà thu nhập thấp đều là nhà xây dựng theo phân khúc thị trường.
Đối tượng mua nhà thu nhập thấp bởi mức sống, điều kiện kinh tế, khả năng mua nhà,…. Ngoài ra, nhà diện tích 25m2, mật độ dân số sẽ dồn về khu vực đó tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến việc không đảm bảo cơ sở hạ tầng, cây xanh, nguồn điện, nước,… và trong thời gian lâu dài thì nhà thu nhập thấp sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của thành phố.
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – Trần Trọng Tuấn
Cũng theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay nhà thu nhập thấp trên địa bàn có giá dưới 1 tỷ đồng vẫn chấp nhận được. Thị trường này cần nhiều mức giá để người mua lựa chọn như 900 triệu, 700 triệu, 500 triệu và 300 triệu đồng mỗi căn.
“Nếu bây giờ Bình Dương có làm thêm nhà 100 triệu nữa thì cũng chưa chắc có người mua, vì người mua phân khúc này đã hết hoặc nhà và chỗ làm cách nhau vài chục km. Ngoài ra, người thu nhập thấp sẽ có nhu cầu mua nhà lớn hơn vì diện tích nhỏ này chỉ thích cho gia đình trẻ”, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – Trần Trọng Tuấn phân tích.
Bên cạnh đó, việc để có nhà thu nhập thấp, ngoài quyết tâm của cấp chính quyền mà còn cần sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
“Các đơn vị như cung ứng vật tư, nhà thầu, tư vấn,… cần phải ngồi với nhau, mỗi nơi giảm một chút thì giá thành căn hộ sẽ giảm đáng kể”, ông Tuấn chia sẻ.
Căn
nhà giá rẻ 100 triệu bán cho công nhân tại Bình Dương
Tại Bình Dương, hiện đã xây 5.000 căn nhà xã hội rộng 20m2, gác lửng 10m2 có thiết kế khoa học với giá bán cho công nhân là 100 triệu đồng; người mua được trả góp từ 3-5 năm. |
Trước đó ngày 5-2, Bi thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã xuống Bình Dương làm việc về mô hình căn nhà xã hội cho công nhân giá 100 triệu; Bí thư Thành ủy đánh giá cao mô hình này và muốn học tập kinh nghiệm của tỉnh để xây dựng, thực hiện dự án nhà ở xã hội mức giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo điều kiện như căn hộ thương mại.
Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đã đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM xem xét mô hình của Bình Dương để học hỏi kinh nghiệp áp dụng theo tình hình thực tế tại TP.HCM.
48 cán bộ xây dựng tại TP.HCM bị kỷ luật Cũng trong buổi làm việc ..... ngày 23-2, Giám đốc Sở Xây Dựng TP.HCM – Trần Trọng Tuấn cho biết, Sở sẽ quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm trong hoạt động xây dựng, cụ thể là xây dựng sai phép và không phép. Nhiều công trình xây dựng trái phép, sai phép khu vực Q.Thủ Đức, Q.12, H.Bình Chánh sẽ bị Sở chấn chỉnh. Ngoài ra, trong năm 2016, Sở đã xử lý 48 cán bộ. Trong đó, 30 người bị kỷ luật khiển trách; 15 người bị kỷ luật rút kinh nghiệm, hạ bậc lượng và một người bị buộc thôi việc. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, từ năm 2013 – 2015, có 188 thanh tra xây dựng vi phạm. Nguyên nhân được nhận định là do trình độ nghiệp vụ cán bộ chưa cao, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật kém, quản lý địa bàn yếu,... Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, trong thời gian tới, Sở sẽ xây dựng quy chế làm việc chặt chẽ để nâng cao đạo đức công nhân viên chức tránh tình trạng tiêu cực. |