Năm 2050: Hầu hết diện tích TP.HCM và ĐBSCL và có thể 'bị chìm'

Thứ Sáu, 01/11/2019 14:13

|

(CAO) Theo New York Times ngày 1-11 đưa tin, theo nghiên cứu của tổ chức khoa học Climate Central, có trụ sở tại New Jersey, Mỹ, công bố hôm 29-10, về việc nhiều tỉnh miền nam, bao gồm cả TP.HCM, có thể bị chìm trong nước biển vào năm 2050.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications, hôm 29-10, cho thấy không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác có lãnh thổ gần biển cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nước biển sẽ dâng cao gấp 3 lần so với hiện tại nên các thành phố ven biển gần như sẽ bị "xóa sổ". 

Cụ thể, vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển khi triều cường. Đồng nghĩa với việc hơn 20 triệu người Việt Nam (gần 1/4 dân số), sẽ sống trong vùng bị ngập. Dự báo này không tính đến sự gia tăng dân số hoặc đất bị mất do xói mòn tại khu vực bờ biển trong tương lai.

Dự đoán mới (ảnh phải) về Việt Nam năm 2050, phần màu xanh là bị nhấn chìm trong nước biển - Ảnh: New York Times

Trong khi đó, xem xét các khu vực khác như Thái Lan, vào năm 2050 sẽ có 10% dân số phải sống trong tình trạng ngập lụt. Hiện trạng của thủ đô Bangkok khi đó cũng thuộc diện đáng báo động. Ở Thượng Hải, Trung Quốc tình trạng cũng sẽ không khá hơn là bao, nơi này và các thành phố xung quanh cũng sẽ chìm trong nước biển vào năm 2050. Phần lớn Basra, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, có thể ở dưới nước vào mốc thời gian tương tự.

Dữ liệu mới cho thấy, đáng lẽ 110 triệu người trên thế giới đang phải sống ở những nơi thấp hơn mực nước thủy triều. Nhưng nhờ các biện pháp ngăn chặn và bảo vệ như: hào sâu, đê chắn sóng,... nhiều người chưa phải chịu ảnh hưởng này.

Dự đoán mới (ảnh phải) về Thái Lan năm 2050, phần màu xanh là bị nhấn chìm trong nước biển - Ảnh: New York Times.

Giám đốc điều hành Climate Central, Benjamin Strauss lấy ví dụ về New Orleans, một thành phố dưới mực nước biển bị tàn phá vào năm 2005, do bão Katrina vì hàng loạt các biện pháp bảo vệ bị vô hiệu hóa và gần như thất bại không thể chống chọi với cơn bão dữ, khiến mọi thứ nhanh chóng chìm trong nước. Điều mà vốn dĩ nếu không có các biện pháp bảo vệ hay ngăn chặn thì nó chắc chắn đã xảy ra từ lâu.

Bình luận (0)

Lên đầu trang