(CATP) Thực hiện triệt để các giải pháp đổi mới quản trị DN, nâng cao hiệu quả SX-KD, tăng năng suất LĐ, giảm tổn thất điện năng, TK chi phí, giảm giá thành, Quy hoạch điện VIII của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng (ANNL) quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, thực hiện thành công chuyển đổi NL công bằng gắn với hiện đại hóa SX, xây dựng (XD) lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.
Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
Theo đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) là quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về NLTT, NL mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với những quốc gia láng giềng. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII nhằm mục tiêu bảo đảm vững chắc ANNL quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, thực hiện thành công chuyển đổi NL công bằng gắn với hiện đại hóa SX, XD lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.
Bộ Công thương yêu cầu EVN và các CĐT dự án ĐG, ĐMT khẩn trương ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện chuyển tiếp, theo phương án giá điện tạm thời, hoàn thành các thủ tục pháp lý, yêu cầu kỹ thuật để đưa các nhà máy hòa lưới điện quốc gia trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, hình thành hệ sinh thái công nghiệp NL tổng thể dựa trên NLTT, NL mới. Quy hoạch điện VIII với điểm nổi bật là phát triển mạnh các nguồn NLTT; trong đó, về mục tiêu bảo đảm ANNL quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm giai đoạn 2031 - 2050, bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN, phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng ĐMT mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Đối với chuyển đổi NL công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn NLTT phục vụ SX điện. Định hướng đến năm 2050, tỉ lệ NLTT lên đến 67,5 - 71,5%; kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ SX điện khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất; XD hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn NLTT quy mô lớn.
Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia
Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ NLTT, dự kiến đến năm 2030 hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ NLTT liên vùng bao gồm SX, truyền tải, tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị NLTT, XD, lắp đặt, dịch vụ liên quan, XD hệ sinh thái công nghiệp NLTT tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có điều kiện thuận lợi. Song song với đó phát triển các nguồn điện từ NLTT và sản xuất NL mới phục vụ xuất khẩu; phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 - 10.000MW; giai đoạn 2021 - 2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD.
Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định các phương án phát triển nguồn điện, lưới điện, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, định hướng phát triển điện nông thôn, định hướng phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về NLTT, nhu cầu vốn đầu tư.
Theo đó, giai đoạn 2021 - 2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031 - 2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 - 523,1 tỷ USD; trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4 - 511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.
Quy hoạch điện VIII bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia
Các chính sách mua bán điện trực tiếp
Theo QĐ được phê duyệt, Bộ Công thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ (HS) quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của QĐ; tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện QĐ gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH theo quy định pháp luật, XD kế hoạch thực hiện quy hoạch để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện XD và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi, Luật về NLTT để trình Quốc hội trong năm 2024; trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp. Bên cạnh đó chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư (CĐT), rà soát kỹ quy định pháp luật, cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm số DA đang gặp khó khăn trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc lựa chọn CĐT các DA điện, bố trí quỹ đất phát triển các công trình điện theo quy định pháp luật; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các CĐT tiến hành giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các DA nguồn điện, lưới điện theo quy định. EVN giữ vai trò chính trong việc bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển KT-XH; thực hiện đầu tư các DA nguồn điện và lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao; thường xuyên rà soát, đánh giá cân đối cung - cầu về điện, tình trạng vận hành hệ thống điện toàn quốc và khu vực, báo cáo các cấp có thẩm quyền; thực hiện triệt để các giải pháp đổi mới quản trị DN, nâng cao hiệu quả SX-KD, tăng năng suất LĐ, giảm tổn thất điện năng, TK chi phí, giảm giá thành...
Lưới điện quốc gia vô cùng quan trọng
Ngày 17/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu EVN khẩn trương hoàn tất đàm phán với CĐT các dự án ĐG, ĐMT đã hoàn thành đầu tư XD để có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia. Ngày 20/5/2023, Bộ Công thương đã phê duyệt giá mua điện tạm thời của 15 nhà máy ĐG, ĐMT, sau quá trình đàm phán với EVN. Do vậy, các nhà máy này đang hoàn thiện thủ tục pháp lý, kỹ thuật nhằm sớm hòa vào lưới điện quốc gia. Như vậy, trong 37 HS dự án NLTT chuyển tiếp đã gửi đến EVN hiện đã có 15 nhà máy ĐG, ĐMT với tổng công suất 1.200MW được Bộ Công thương thống nhất giá tạm thời. Cũng theo bộ này, đã có 6 nhà máy khác thống nhất về mức giá tạm thời, dự kiến sẽ hoàn tất HS trình lên bộ trong tháng 5/2023.
Theo EVN, trong 37 HS đàm phán đã nộp có 11 HS phải bổ sung, hoàn thiện. Một số CĐT được yêu cầu bổ sung HS từ cuối tháng 3/2023 nhưng vẫn chưa thực hiện. Bộ Công thương cũng khẳng định trình tự, thủ tục, thành phần HS đề nghị cấp giấy phép đối với các nhà máy điện NLTT đã được hướng dẫn tại Thông tư 21/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020.
(CATP) Trước vấn đề được dư luận quan tâm: Liệu mức tăng 3% có đủ để bù đắp cho khó khăn tài chính của EVN, theo ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng giám đốc EVN, sau điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 04/5/2023, EVN sẽ tăng doanh thu thêm khoảng 8.000 tỷ đồng trong năm 2023, góp phần giúp EVN giảm bớt khó khăn. Để bảo đảm nguồn cung, không thiếu hụt điện là vấn đề vô cùng quan trọng, hiện hàng chục nhà đầu tư (NĐT) điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) nêu khó khăn và Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Ưu tiên về điện tái tạo...