(CAO) Liên quan đến phản ánh của Báo Công an TP.HCM về tình trạng phá rừng tại xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Kon Rẫy đã giao cho Công an huyện thành lập chuyên án để điều tra.
(CAO) Ngày 13-7, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, ngành chức năng đã tiến hành kỷ luật các cán bộ có liên quan vụ việc để xảy ra phá rừng, với hơn 164m3 gỗ tại huyện Chư Pah.
Ngày 17-7, ông Võ Văn Lương – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết, sau khi báo chí phản ánh về vụ phá rừng tại xã Đăk Ruồng, Huyện ủy Kon Rẫy đã có chỉ đạo xác minh vụ việc. Về phía UBND huyện Kon Rẫy cũng ra văn bản chỉ đạo kiểm tra vụ phá rừng Đăk Ruồng và về việc làm nhà gỗ của ông Đinh Ngọc Hải – Chủ tịch UBND xã này.
Theo đó, UBND huyện Kon Rẫy giao cho Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với UBND xã Đăk Ruồng khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin vụ việc. Trong đó xác định rõ vị trí khai thác, mức độ khai thác, hình thức khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép của lâm tặc….
Nếu quá trình kiểm tra có phát hiện việc khai thác gỗ trái phép, khẩn trương phối hợp với các ngành chức năng (công an và viện kiểm sát) xử lý theo quy định của pháp luật; xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan để xảy ra sai phạm.
Liên quan đến phản ánh của báo chí về việc ông Đinh Ngọc Hải – Chủ tịch UBND xã Đăk Ruồng dựng nhà gỗ và liên quan đến vụ phá rừng tại xã này, để xác minh và có cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật, UBND huyện yêu cầu ông Hải báo cáo giải trình.
“UBND huyện giao cho Công an huyện thành lập chuyên án vụ phá rừng Đăk ruồng. Sau khi nhận được phản ánh của báo chí, Hạt kiểm lâm huyện và UBND xã Đăk Ruồng đã vào kiểm tra, xác minh. Sáng ngày 17-7, Công an và Viện kiểm sát huyện cũng tiếp tục vào hiện trường, khi các lực lượng chức năng kiểm tra xong mới có báo cáo cụ thể, nếu đủ yếu tố sẽ khởi tố để tiếp tục điều tra”, ông Võ Văn Lương cho biết thêm.
Gỗ bị đốn có đường kính từ 30 đến 50cm
Như Báo Công an TP.HCM đã phản ánh, tình trạng phá rừng tại xã Đăk Ruồng. Nhìn bề ngoài, cánh rừng tự nhiên tại xã Đắk Ruồng (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) là một màu xanh bát ngát, nhưng khi xâm nhập vào bên trong, phóng viên đã thấy rõ dấu vết của những lần lâm tặc “oanh tạc”.
Những cây gỗ sến bị lâm tặc đốn hạ nằm ngổn ngang. Gỗ bị đốn có đường kính từ 30 đến 50cm. Gỗ đốn xong, có cây lâm tặc cắt thành lóng vận chuyển đi, chỉ còn để trơ gốc. Có nhiều cây mới hạ xong, nằm lăn lóc dưới đất, chưa kịp chở đi.