Nghệ An:

Nước mắt của một cựu binh: Bỗng dưng mất đất

Thứ Ba, 22/03/2016 09:09  | Xuân Bảy

|

(CAO) Rời quân ngũ trở về địa phương, với ý chí và nghị lực được tôi luyện trong mái trường quân đội, Nguyễn Văn Y- một cựu chiến binh trú thôn 4A, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã nung nấu ý định làm giàu cho bản thân và quê hương bằng cách mua đất đồi để ở và khai hoang xây dựng mô hình chăn nuôi. Nhưng rồi một ngày, anh Y bỗng...mất đất.

Mượn đất rồi thu luôn hợp đồng để chiếm

Sau hơn 1 năm đòi không được 120 m2 đất của mình trong diện tích mà giấy công nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đã được UBND huyện Quỳnh Lưu cấp trước đó, anh Nguyễn Văn Y đã gửi hàng chục đơn đến các cơ quan huyện Quỳnh Lưu nhưng đều nhận được giải quyết được anh cho là không thấu đáo. Anh Y sau đó đã ra tận văn phòng chính phủ để khiếu nại.

Anh Y đã được cơ quan cấp trên tư vấn rằng việc chiếm đất của UBND xã Ngọc Sơn mà anh tố cáo trong đơn, nếu đúng sẽ là hành vi hoàn toàn vi phạm luật pháp hiện hành. Cơ quan này đã in cho anh một số văn bản cũng như các điều khoản của luật đất đai 2013 để anh mang về đề nghị chính quyền địa phương thực hiện vì chưa đến mức chính phủ giải quyết.

Theo đơn anh Y đến các cơ quan báo chí TW tại Nghệ An, chúng tôi đã trực tiếp kiểm tra các văn bản giải quyết của các cấp từ xã đến huyện và “mục sở thị” tại vị trí đất anh Y.

Theo đó: Năm 1989 sau khi xuất ngũ về địa phương, anh Y từ xã Quỳnh Hồng lên xã Ngọc Sơn mua một mảnh vườn và hai gian nhà cấp 4 sát đường sắt và sát đường tỉnh lộ 537cũ (sau này là Quốc lộ 48B). Tại thời điểm trên, mua bên mua và bán không tính diện tích mà chỉ tính 4 phía đông, tây, nam, bắc tiếp giáp ai và vạch sơn đỏ theo mốc giới.

Năm 1992, sau khi tiếp nhận hồ sơ mua đất từ tay anh Y, UBND huyện Quỳnh Lưu đã ra quyết định số 458 ngày 20/6/1992 giao đất cho gia đình anh với diện tích 600 m2 cũng theo sơ đồ như trên, sau đó năm 1996, UBND huyện Quỳnh Lưu đã cấp GCNQSDĐ cho anh Y đúng như thực trạng trước đó.

Tuy nhiên đến năm 2000, UBND xã Ngọc Sơn đã thương lượng mượn anh Y 120 m2 trong vườn anh để làm mương nhánh thủy lợi thoát nước cho xóm 4A. Khi mượn, anh Y yêu cầu cán bộ địa chính xã lập thành hai bản, mỗi bên giữ 1 bản, thế nhưng vị này nói “chẳng lẽ chính quyền lại mượn đất của cá nhân mà không trả, tập thể không để cho cá nhân thiệt” nên anh Y để văn bản cho chính quyền giữ.

Mương thủy lợi đi trong vườn phía trước, phía sau là tường bao anh Y xây còn nguyên mốc - Ảnh: Xuân Bảy

Đến năm 2014, khi địa phương tiến hành đo lại đất để bàn giao đưa vào quản lý thì anh Y phát hiện chính quyền không đưa đoạn mương thủy lợi mượn của mình vào diện tích giao cho anh nên mới tá hóa đi đòi thì lúc này chính quyền UBND xã Ngọc Sơn mới thông báo là “hết thời hạn khiếu kiện” vì đã quá 10 năm mượn đất.

Anh Y hoang mang và đề nghị UBND xã đưa văn bản thỏa thuận mượn đất lúc đó anh đã ký thì UBND xã bảo không có giấy tờ nên đã hết hạn.

Chính quyền sau không công nhận văn bản chính quyền trước

Qúa thất vọng nên anh Y gửi đơn tới UBND huyện Quỳnh Lưu thì thật bất ngờ sau nhiều lần đối chất trực tiếp, thanh tra huyện Quỳnh Lưu và phòng tài nguyên môi trường huyện vẫn đưa ra kết luận “anh Y không đưa ra được bằng chứng thuyết phục”.

Để có bằng chứng duy nhất thì anh Y đưa quyết định số 458 ngày 20/6/1992 có đóng con dấu đỏ chói của UBND huyện Quỳnh Lưu có các mốc giới rõ ràng và không có con mương đi trong bờ tường nhà anh Y thì các vị này chỉ nói bằng miệng “không có giá trị” rồi hàng chục cuộc họp, thanh kiểm tra đều kết luận chung chung mà không đưa ra kết luận vì không có thỏa thuận bằng văn bản hai bên nên thời hạn khiếu kiện hết nên ông Y đã mang hàng đống hồ sơ ra văn phòng chính phủ kêu cứu thì được hướng dẫn như đã nêu và cuối cùng ông Y phải cầu cứu báo chí điều tra viết bài.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất anh Y được cấp nhưng không công nhận diện tích bị lấy trước đó. - Ảnh: Xuân Bảy 

Việc đòi đất của cựu binh Nguyễn Văn Y là có cơ sở

Nhận được đơn của anh Y , điều đầu tiên mà chúng tôi tìm hiểu là bốn mốc đông tây, nam, bắc trong sơ đồ giao đất của UBND huyện Quỳnh Lưu ngày 20/6/1992 vẫn còn giữ nguyên và được gia đình anh Kế ( phía tây), anh Hải ( phía bắc) vẫn đang ở và công nhận. Đó là chưa nói đến con mương hiện đang đi trong tường bao nhà anh Y đã xây năm 1992 cũng như trong biên bản giao nhận mốc giới phía bắc giáp anh Hải chứ không hề có con mương (?) điều đó nói lên việc anh Y khai để chính quyền thu dấu thỏa thuận ban đầu là có cơ sở cũng như việc đòi bồi thường 120 m2 đất chính quyền mượn là đúng chứ không có thời hiệu.

Theo anh Y thì trước đó cán bộ địa chính xã đã bàn với anh “xã sẽ làm thủ tục giải tỏa bồi thường để anh đi nhận tiền, nhưng anh phải thống nhất mỗi mét là 50 ngàn đồng, còn bao nhiêu đưa về cho xã” nên anh không đồng ý nên vị cán bộ địa chính bực mình “thế thì đi mà kiện”

Mốc ranh giới phía nam khu đất. - Ảnh: Xuân Bảy

Được biết gia đình anh Y là gia đình cách mạng, bố anh là ông Nguyễn Hữu Phiên, một thương binh chống Mỹ nay đã bước sang tuổi 80 đang cư trú tại xóm 9 xã Quỳnh Hồng, còn vợ chồng cựu binh này sinh được ba người con thì cả ba đã đều học đại học tại các trường và đều được học bổng toàn phần.

Trong đó con đầu là Nguyễn Thị Thanh Thủy (SN 1991 đã tốt nghiệp đại học kế toán) con thứ Nguyễn Văn Lượng (SN 1994 đang học năm thứ 2 tại đại học quân sự trường sĩ quan lục quân 1), con út là Nguyễn Văn Công (SN 1991 hiện đang học đại học công nghệ ô tô).

Không chỉ làm giàu chính đáng xây được ngôi nhà hai tầng đầy đủ tiện nghi khang trang và con cái ăn học thành đạt mà cựu binh Nguyễn Văn Y còn là gương làm kinh tế giỏi. 

Mốc ranh giới phía đông khu đất. - Ảnh: Xuân Bảy

Mong rằng UBND tỉnh Nghệ An cần kiểm tra và có chính sách thỏa đáng ưu tiên cho anh Y phát triển kinh tế vừa làm giàu cho mình và cho quê hương, đó là điều đáng trân trọng.

Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Clip anh Y nói về sự việc của mình: 

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang