Gặp gỡ "dị nhân người rừng" ở Huế

Thứ Tư, 18/11/2015 05:25  | Hòa Khánh – Hoa Tím

|

(CAO) Dù có gia đình đầm ấm, đông con cháu nhưng ông Đáp bỏ vào rừng sống hơn 30 năm và người dân địa phương quen gọi là ông là “dị nhân người rừng”.

"Người rừng” ấy có tên là Nguyễn Ngọc Đáp, 70 tuổi, ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vợ chồng "dị nhân người rừng"

Vượt quãng đường hơn 20km, băng qua những con kênh ngập bùn, vòng vèo dưới những tán cây rừng chúng tối mới tìm được căn nhà của "dị nhân" này.  Thật ngạc nhiên, ngôi nhà ông Đáp nằm tách biệt, xung quanh toàn cây cối, gà, vịt, chim… phong cảnh cũng hữu tình. Ở đây họ ăn cơm buổi sáng và buổi chiều rất sớm.

Biết có người lạ đến thăm hỏi, ông Đáp không ngần ngại mời vào uống nước và trò chuyện, cụ kể: “Cuộc đời tôi dù khó khăn, vất vả nhưng được hòa mình vào thiên nhiên tôi thấy vui rồi anh ạ. Mỗi buổi sáng thức dậy nghe tiếng chim hót".

Dù sống, không ánh điện, không nước sạch, cụ vẫn sống rất lạc quan. Hằng ngày, cụ nuôi sống bản thân bằng cách trồng rau dọc sườn núi, mò cua, bắt ốc, câu cá phụ vào bữa ăn qua ngày.

Ngôi nhà của cụ Đáp

Ông Đáp cho biết: “Sau giải phóng, cuộc sống người dân Thuận Hòa cực khổ và nghèo đói lắm, không biết Rú Chá có từ khi nào, chỉ biết đời ông cha mình đã có rồi. Từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước đến giờ rừng Rú Chá đã trở thành tấm bia đỡ đạn cho lực lượng cách mạng khi giặc điên cuồng bắn phá, nhả đạn".

Nghe chồng nói chuyện với khách, bà Tần Thị Hồng (vợ ông Đáp, 70 tuổi) kể tiếp: "Dưới bàn tay cần mẫn của vợ chồng tôi, rừng Rú Chá đã phủ một màu xanh ngát trở lại. Thấy vợ chồng tôi có công lớn với rừng Rú Chá cám cảnh vợ chồng lão đen đúa, ốm nhách như 2 con khỉ, thế là xin xã ít đất nuôi tôm tép ở rừng luôn nên xã đồng ý. Cái ăn cái mặc đã được giải quyết trước mắt, thời gian còn lại 2 vợ chồng lão chăm nom Rú Chá. Cây chá, sú, đước đua nhau bén rễ sinh sôi phát triển, chim muông đua nhau tìm về nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang…"

Con đường dẫn vào ngôi nhà "dị nhân" được đắp tạm để tránh nước ngập

Nói về cuộc sống hiện tại, ông Đáp bảo rằng cái ăn cái mặc cũng đã đỡ hơn xưa nhưng cái nước uống, sinh hoạt thì khổ hơn cả. Chỉ khi nào Tết, giỗ kỵ vợ chồng lão mới vào làng.

“Ở đây quen rồi, vào làng ồn ào, không chịu được. Gì chứ đời lão gắn với Rú Chá này cho đến khi xanh cỏ thì thôi. Mấy anh về mùa này nước ngập phải dùng ghe vào, rất may, dạo này chúng tôi có mở con đường tạm, ước mơ chúng tôi có cái radio và tivi để nghe thời tiết”, ông Đáp khẳng khái.

Bình luận (0)

Lên đầu trang