(CAO) Rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á, có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng".
Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình.
Tết Nguyên tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.
Ngoài thịt heo bán theo miếng, rất nhiều người chọn mua heo quay nguyên con, với mức giá dao động từ 1 đến 2 triệu đồng một con. Ngoài ra, vịt quay, gà luộc, trứng luộc, bánh bao cũng đắt như tôm tươi.
Bên cạnh đó, hoạt động phóng sinh cũng diễn ra sôi động để cầu bình an.
Sáng 2-3 (15 âm lịch), nhiều người dân tại quận 5 đổ về các ngôi chùa lớn tại khu vực này như
chùa Ông Bổn,
chùa Bà… để chào đón Tết Nguyên tiêu với nhiều hoạt động đặc sắc.
Cộng đồng ngườ Hoa đi chùa nhộn nhịp ngày Tết Nguyên tiêu.
Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên, bởi còn có Tết Trung nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng mười).
Tết Nguyên tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".
Thắp nhang, cúng heo quay, bánh bao là các lễ vật nhiều người chọn trong Tết Nguyên tiêu.
Thành tâm cầu nguyện.
Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.
Lễ vật được người dân mang đến chùa Ông Bổn (Q.5) cúng Tết Nguyên tiêu.
Nhiều người dân còn chi tiền triệu để mua heo quay nguyên con dâng cúng.
Mỗi con heo quay có giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/con.
Ngoài heo quay thì vịt quay, gà luộc cũng được người dân chuộng mua làm lễ vật.
Bên cạnh đó, trứng luộc cũng là lễ vật không thể thiếu.
Mâm cúng của một người dân đi lễ chùa ngàyTết nguyên tiêu.
Bánh bao dâng cúng.
Do rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.
Khói nhang nghi ngút trong các chùa chiền.
Người dân đốt vàng mã
Để phục vụ người dân đia chùa, Ban nhạc lễ cũng hoạt động không ngơi tay.
Ban nhạc lễ tại chùa Ông Bổn
Nhạc lễ phục vụ người dân đến chùa cúng bái.
Nhân viên của các ngôi chùa phải liên tục dọn bớt nhang để có chỗ trống cho những người dâng hương tiếp theo.
Trong khi đó, tại chùa Diệu Pháp, đông đảo người dân đến làm lễ phóng sinh thả cá, thả chim ngày Tết Nguyên tiêu để cầu bình an.
Phóng sinh chim.
(CAO) Sáng nay 2-3, tức 15 tháng Giêng - ngày Tết Nguyên tiêu 2018. Đây là lễ hội đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm để người người, nhà nhà cầu mong “mưa thuận gió hòa”, đồng thời cũng là hoạt động kết thúc những ngày vui xuân đón Tết.