(CAO) Không thể phủ nhận còn có tình trạng người bệnh khi đến viện bệnh nhẹ, sau điều trị tại bệnh viện do kiểm soát nhiễm khuẩn cơ sở không tốt dẫn tới tình trạng bệnh nặng, thậm chí tử vong.
Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 diễn ra ngày 6-7 tại TP.HCM, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho rằng, nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh nằm viện.
(CAO) Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay) và dễ lây bệnh từ người sang người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện đã và đang là gánh nặng cho người bệnh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt ở các nước chậm phát triển và đang phát triển do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí điều trị.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Bộ Y tế trên 9.345 người bệnh bị mắc các chứng bệnh do nhiễm khuẩn bệnh viện tại 10 bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm 55,4%.
Bộ Y tế triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
Riêng tại TP.HCM, theo nghiên cứu của Sở Y tế trên tất cả các bệnh viện công lập cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6,4%, trong đó viêm phổi đứng hàng đầu, chiếm đến 54,3%, kế đến là nhiễm khuẩn tiết niệu 12,3%, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn huyết tương đương nhau 10%.
Một thực tế cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tuyến trung ương cao hơn tuyến địa phương. Trong khi đó, các cơ sở khám chữa bệnh lại thường xuyên phải đối phó với các dịch bệnh nguy cơ lây nhiễm cao do tác nhân lây bệnh qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C và nhiều bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, lao phổi và các vi khuẩn đa kháng kháng sinh,...
Đặc biệt, với tình trạng xuất hiện nhiều bệnh nhiễm khuẩn mới nổi có tỷ lệ tử vong cao trong cộng đồng như Ebola, MERS-CoV, sởi, dịch hạch,... làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế. Không chỉ vậy, nhiễmk huẩn bệnh viện còn là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kỹ thuật cao như ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc,...
Tin sốc cho y học thế giới: Ca ghép đầu người đầu tiên sẽ được thực hiện trong năm 2016!
Hiện nay, do các bệnh viện quá tải trầm trọng, công tác KSNK của cơ sở y tế chưa thực hiện tốt đã dẫn đến tình trạng nhiễm chéo này.
Theo Bộ Y tế, khó khăn của công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, đó là do một số người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hiện nay vẫn chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác KSNK, do vậy, đầu tư cho hoạt động KSNK cũng như chính sách ưu đãi, thu hút những người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa phù hợp để họ yên tâm công tác và cống hiến tâm huyết cho ngành.
Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới
Hệ thống tổ chức KSNK tại các cơ sở khám chữa bệnh chưa hoàn thiện đầy đủ theo quy định. Cả nước còn tới 20,8% BV có số giường bệnh >150 chưa thành lập khoa KSNK; 33% BV đã thành lập khoa KSNK nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa KSNK;...
Bên cạnh đó, nhân lực KSNK còn thiếu và yếu, nguồn lực cho KSNK còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KSNK tại nhiều bệnh viện chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chi phí cho KSNK chưa được tính đúng, tính đủ.
Từ thực tế nhiễm khuẩn bệnh viện, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bên cạnh việc chỉ chú trọng vào việc mua sắm máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần làm tốt hơn nữa công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để đầu tư tương xứng.