Cảnh giác mất ngủ mãn tính “đánh quỵ” não

Những áp lực về công việc, kinh tế, gia đình... “bủa vây” dễ khiến nhiều người mất ăn mất ngủ. Khi không được khắc phục, một vài đêm trằn trọc sẽ chuyển thành mất ngủ mãn tính với các nguy cơ lớn đến sức khỏe như đau đầu, trầm cảm, thậm chí là đột quỵ.

Mất ngủ triền miên làm tổn thương chức năng não

Một bệnh nhân nữ (40 tuổi) tìm đến phòng khám thần kinh phân trần, hơn 2 tuần nay, đêm nào chị cũng ngủ không ngon giấc vì lo cho đợt báo cáo tình hình kinh doanh của công ty sắp tới. Chị thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ, hay quên...

Chị cho biết thêm, mẹ chồng chị, cũng đang gặp tình trạng mất ngủ cả năm nay. Có khi đi ngủ sớm thì một đêm tỉnh dậy 2-3 lần khiến cả nhà rất lo lắng...

GS.TS Nguyễn Văn Thông

Lý do thường gặp khi khai thác bệnh sử của bệnh nhân mất ngủ thường liên quan đến áp lực về công việc, kinh tế, gia đình… Nghiên cứu theo phương pháp sinh học phân tử, các nhà khoa học chỉ ra, mất ngủ mãn tính là stress kinh niên của cơ thể gây tổn thương não thông qua kích thích sản sinh quá mức các gốc tự do dưới tác động của căng thẳng, áp lực và quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.

Các gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện để các thành phần mỡ máu lắng đọng tạo thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch khiến dòng máu lưu thông chậm và cung lượng máu nuôi não không đảm bảo, gây nên thiếu máu não. Điều này dẫn tới hàng loạt rối loạn cơ thể, trong đó có chứng rối loạn giấc ngủ.

Song song đó, gốc tự do tăng sinh tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh gây gián đoạn chức năng dẫn truyền thần kinh khiến hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ gặp trục trặc gây ra tình trạng mất ngủ.

Khi bị mất ngủ, cơ thể càng dễ bị tác động tiêu cực bởi stress, căng thẳng khiến các gốc tự do tăng sinh nhiều hơn, tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh tiềm ẩn như: trầm cảm, đau đầu, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu mới đây của ĐH Y khoa Icahn (Mỹ) cho thấy, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 83% so với ngủ đủ giấc (từ 7-8 giờ).

Khởi phát quá trình diễn tiến thành đột quỵ ở người bị mất ngủ có thể bắt đầu từ tình trạng hẹp lòng mạch do tăng kích thước mảng xơ vữa, tiểu cầu sẽ bám vào mảng xơ vữa làm nên các cục huyết khối gây tắc mạch; Đồng thời mảng xơ vữa có thể bong ra khỏi thành mạch cùng các cục huyết khối trôi theo dòng máu và kẹt lại tại nhiều vị trí khác trong mạch máu não, gây tắc mạch (thiếu máu não) và thậm chí vỡ mạch (chảy máu não) là hai dạng chính của đột quỵ.

Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ đột quỵ

Giải pháp cho giấc ngủ tự nhiên, phòng tránh đột quỵ

Để có giấc ngủ ngon, đúng sinh lý và phòng tránh nguy cơ đột quỵ từ mất ngủ, trước hết cần có giải pháp cải thiện mất ngủ từ gốc bằng cách kiểm soát, “dọn dẹp” gốc tự do và chăm sóc não bộ. Hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) mới đây đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chứng minh có tác dụng ưu việt trong việc chống gốc tự do.

Hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn.

Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phục chức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh “điều hành” giấc ngủ tự nhiên. Từ đó cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, chăm sóc não và cải thiện mất ngủ. (Ảnh : H. Bảo)

Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh lạm dụng thuốc an thần, thuốc ngủ để “cưỡng ép” giấc ngủ, gây nghiện hoặc lệ thuộc thuốc và các tác dụng phụ nguy hiểm; không uống cà phê, rượu bia vào buổi tối; nên gạt bỏ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động như bơi, đi bộ, cầu lông…giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ, góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống. 

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang