Nguyên nhân thường gặp của mất ngủ là do tâm lý căng thẳng, stress... dẫn đến tăng sinh gốc tự do và ngủ ít lại gây stress kinh niên cho cơ thể. Vòng xoắn bệnh lý này càng khiến tình trạng mất ngủ thêm phức tạp, khó kiểm soát.
Mất ngủ: thể chất, tinh thần “lao dốc”
Một bệnh nhân nữ (36 tuổi) là doanh nhân, khi đến với chúng tôi kể rằng, cách đây 3 tháng khi phải dồn sức cho một dự án lớn và gấp gáp khiến chị rơi vào cảnh mất ăn mất ngủ. Nhưng khi công việc đã vào guồng thì giấc ngủ của chị vẫn “trật nhịp”. Mỗi sáng, chị thường thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, rã rời, ngáp dài ngáp ngắn vì ngủ không sâu, thường thức dậy nửa đêm hoặc có khi suốt đêm trằn trọc không thể chợp mắt. Đến công sở thì dễ nổi nóng, cáu gắt, giải quyết công việc không còn nhanh nhạy... Đây là một trong những biểu hiện thường gặp của tình trạng mất ngủ.
PGS.TS Nguyễn Văn Liệu
Không chỉ là hoạt động sinh lý, giấc ngủ còn được xem là “liều thuốc” duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều người bị chi phối bởi các mối lo toan, áp lực về công việc, học tập…thì mất ngủ càng phổ biến hơn. Một vài đêm mất ngủ không được khắc phục sẽ khiến cơn trằn trọc triền miên và dễ trở thành mãn tính.
Mất ngủ kéo dài còn “cảnh báo” nhiều mối nguy sức khỏe. Công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho thấy, mất ngủ triền miên làm não teo 25%, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức của não bộ, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, Alzheimer… Ngoài ra, mất ngủ mãn tính còn thúc đẩy các vấn đề tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ não…
Nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất ngủ là do căng thẳng, áp lực quá mức làm tăng hoạt động chuyển hóa của cơ thể dẫn đến tăng sinh gốc tự do. Độc chất này thặng dư quá mức sẽ tấn công vào tất cả các cơ quan trong cơ thể, tập trung nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là các mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Gốc tự do còn tấn công làm thoái hóa tế bào thần kinh, khiến vùng chi phối giấc ngủ bị trục trặc, các truyền dẫn thần kinh bị gián đoạn gây khó ngủ, thao thức…
Giải pháp duy trì giấc ngủ tự nhiên
“Cưỡng ép” giấc ngủ bằng các thuốc an thần chỉ mang tính “chữa cháy”, không giải quyết được tận gốc vấn đề mất ngủ. Hơn nữa, lạm dụng thuốc an thần còn ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe: suy thận, gan, trầm cảm…Thậm chí gây tác dụng ngược là phụ thuộc thuốc, làm mất cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên, khiến mất ngủ càng trầm trọng. Do đó, cơ thể rất cần giấc ngủ ngon phù hợp sinh lý và tạo cảm giác khỏe khoắn khi thức dậy.
Để có được giấc ngủ chất lượng, trước hết, cố gắng giải quyết tốt những áp lực ảnh hưởng đến giấc ngủ; nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ; phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh; trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm hoặc thư giãn tĩnh; không nên sử dụng phòng ngủ để làm việc khác như tập thể dục, xem tivi; không uống cà phê, rượu bia vào buổi tối; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động như đi bộ, chơi cầu lông, bơi…giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ.
Đặc biệt, kiểm soát gốc tự do và tăng cường men chống gốc tự do cho cơ thể là giải pháp để có được giấc ngủ ngon tự nhiên. Các nhà khoa học Mỹ phát hiện, hai hoạt chất quý Anthocyanin, Pterostilbene có trong tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) có khả năng chống gốc tự do, nuôi dưỡng mạch máu.
Hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, vừa trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu vừa kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Từ đó, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry giúp giảm hiện tượng xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện.
Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Khi giấc ngủ đến tự nhiên, cơ thể sẽ khỏe khắn, giải tỏa stress và lạc quan hơn trong công việc, cuộc sống.
PGS.TS Nguyễn Văn Liệu - Phó Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai