Là bệnh mãn tính “ăn theo” thời tiết, chỉ cần trời trở lạnh hay mưa nắng bất thường là nhiều bệnh nhân xương khớp đã vật vã với đủ kiểu cơn đau nhức. Dinh dưỡng, vận động và các sản phẩm hỗ trợ có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả nhưng cũng có thể tăng nặng cơn đau nếu không áp dụng đúng khoa học.
Vậy, đâu là những cách nên và không nên để giúp xương khớp hết đau nhức vừa hiệu quả lại an toàn?
Không nên
- Sợ đi lại khiến khớp đau, cứng hơn
Khi bị đau nhức xương khớp, nhiều người thường không dám vận động, đi lại, thậm chí chỉ ngồi nằm một chỗ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoại trừ cần phải nghỉ ngơi sau những đợt đau cấp hoặc hồi phục sau chấn thương, còn lại, nếu không vận động nhẹ, các khớp sẽ càng cứng lại, sụn khớp và xương dưới sụn không được nuôi dưỡng sẽ nhanh hư tổn, gây đau nhiều hơn khi muốn di chuyển.
- Ăn nhiều đạm, muối
Ăn nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, làm các mạch máu giãn nở, tĩnh mạch sưng lên gây áp lực trên các khớp bị viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Trong khi đó, chất đạm, đặc biệt là đạm trong sữa, góp phần gây viêm khớp nặng hơn. Hệ miễn dịch của người bệnh lúc này nhận định đạm là vật thể lạ cần loại bỏ, quay sang tấn công cả khớp, làm tăng gánh nặng cho các khớp bị viêm.
- Lạm dụng thuốc “cắt” đau nhanh
Chỉ cần uống 1, 2 viên đã thấy hết đau, cứ nghĩ như vậy là “hết bệnh” nên nhiều người hay tùy tiện dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm nhanh bất chấp khuyến cáo về tác dụng phụ nguy hiểm. Hay các thuốc gắn mác “Đông y”, “gia truyền” nhưng bị trộn lẫn tân dược giảm đau như corticoid, dexamethason, morphin... cũng gây tác dụng phụ lên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, suy thượng thận, hoại xương…
Nên
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng khớp hay đau nhức
Tránh mắc mưa hay tắm nước lạnh quá lâu, nên tắm nước ấm, khi cơ thể bị ướt, lạnh, cần lau khô và làm ấm ngay. Có thể chườm ấm và xoa bóp nhẹ chỗ đau để giúp cơ bắp thư giãn.
- Kéo giãn, yoga và tâm trạng thoải mái
Người bệnh nên vận động đều đặn nhưng nhẹ nhàng bằng các bài tập kéo giãn, dưỡng sinh hay yoga để các khớp đau không bị co cứng lại. Bên cạnh đó, bộ não có thể ghi nhớ lại nhiều cảm giác tiêu cực như lo lắng, cáu kỉnh khi bị đau, và “thổi bùng” lại các cơn đau khi trời trở. Do đó, việc cải thiện tâm trạng, giấc ngủ ngay cả khi đau nhức là rất quan trọng.
- Chọn dưỡng chất tốt cho khớp
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ có lợi cho xương khớp. Theo đó, bên cạnh hạn chế đạm, muối, người bệnh nên ưu tiên rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, omega-3…
Đặc biệt, theo các chuyên gia, đau nhức là triệu chứng tất yếu cho thấy xương khớp đã thoái hóa, khi sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn làm hai đầu xương trơ ra, cọ sát vào nhau, gây đau nhức, cứng khớp. Do vậy, các khớp xương cần một chế độ “bảo dưỡng” và tái tạo bằng những dưỡng chất tốt cho sụn khớp và xương dưới sụn.
Một trong những thành tựu mới cho bệnh xương khớp là gần đây dưỡng chất sinh học PEPTAN đã được các nhà khoa học Mỹ phát minh. Với đặc tính sinh học cao, 90% thành phần PEPTAN được hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi uống, kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản như làm tăng 3,2 lần collagen tuýp 2; 3,6 lần Aggrecan. Đối với xương dưới sụn, PEPTAN kích thích tăng sản sinh xương giúp phục hồi mật độ khoáng của xương.
Nhờ vậy, PEPTAN giúp giảm đau hiệu quả, an toàn, phục hồi và bảo vệ cấu trúc khớp khỏe mạnh trong mùa lạnh.
Thông tin thêm về PEPTAN Là một loại peptide cao cấp, PEPTAN cung cấp nhiều acid amin quý với độ tinh chiết cao mà không thể tìm thấy trong các loại protein khác. Với thành phần 100% thiên nhiên, có hoạt tính sinh học cao và dễ hấp thu, an toàn khi sử dụng, PEPTAN nhận được nhiều bằng sáng chế và được FDA công nhận và trao chứng nhận an toàn GRAS (Generally Recognized as Safe). PEPTAN làm giảm đau, cải thiện vận động. Tại thử nghiệm lâm sàng mù đôi có đối chứng giả dược trên 94 đối tượng nữ trong độ tuổi 40-70 bị đau khớp gối hoặc đau do thoái hóa khớp, kết quả chứng minh PEPTAN làm giảm đau rõ rệt khi vận động. |