(CAO) Đây là trường hợp thai con so 40 tuần, ngôi mông (ngôi ngược), ối vỡ, bị sa dây rốn, tim thai rời rạc, có khi đo không được. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm.
Sản phụ B.T.K. (SN 1988, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh) được người nhà đưa đến cấp cứu tại BV Đa khoa Xuyên Á TP.HCM sau khi có dấu hiệu vỡ ối. Tại đây, sau khi thăm khám và kiểm tra, các bác sĩ sản phụ khoa của bệnh viện phát hiện thai nhi có dấu hiệu suy thai cấp do sa dây rốn.
Nhận thấy đây là trường hợp tối cấp, ngay lập tức bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu khẩn cấp theo quy trình báo động đỏ nội viện chỉ trong vòng 12 phút.
Ê kip các bác sĩ Sản phụ khoa, Nhi, Gây mê hồi sức được huy động, phối hợp nhịp nhàng thực hiện phẫu thuật cấp cứu. Sau hơn 30 phút, ca mổ căng thẳng được hoàn tất. Các bác sĩ mổ lấy thai, bé trai nặng 3,1kg, chào đời trong tình trạng mạch yếu, da trắng bạch tái nhợt, các bác sĩ thực hiện hồi sức tích cực cho bé, ổn định tình trạng và tiếp tục theo dõi tại phòng Hồi sức sơ sinh. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định, hồng hào, bú tốt. Bé sẽ sớm được chuyển cho mẹ và gia đình chăm sóc.
Bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu khẩn cấp theo quy trình báo động đỏ nội viện
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định
Theo các chuyên gia y tế, tông thường, khi sắp chào đời, thai nhi thường xoay về vị trí nằm dọc (ngôi đầu/ngôi đỉnh) trong cổ tử cung người mẹ nhưng không phải tất cả mọi em bé đều thuận lợi như vậy. Trong rất nhiều trường hợp thai ngôi đầu không xảy ra dù đã sắp đến ngày sinh nở và đây được gọi là thai ngôi mông. Ở vị trí ngôi mông, dây rốn của thai nhi có thể bị tổn thương nặng nề trong quá trình sinh nở. Theo thống kê, thai nhi sinh ngược có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần so với những em bé ngôi đầu.
(CAO) Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành gây mê, hạ thân nhiệt người bệnh xuống còn 25 độ C, sử dụng hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Trái tim của người bệnh được tạm ngưng hoạt động.