Vắc xin được bảo quản như thế nào mới đảm bảo chất lượng?

Thứ Hai, 15/05/2023 08:03

|

(CAO) Theo các chuyên gia, để đảm bảo vắc xin đưa ra khỏi kho phải là vắc xin chất lượng cao, còn hạn sử dụng, quy trình bảo quản vắc xin và an toàn tiêm chủng cần được thực hiện khắt khe với sự tham gia nhiều lớp chốt chặn nghiêm ngặt của con người và máy móc.

Theo nhận định ban đầu của Hội đồng chuyên môn, sự việc 4 trẻ ở Thanh Hóa bị tiêm vắc xin hết hạn một trong những nguyên nhân là do bảo quản vắc xin không đúng quy định. Đến nay, sức khỏe trẻ bị tiêm vắc xin hết hạn chưa ghi nhận vấn đề nghiêm trọng nhưng cũng khiến phụ huynh lo ngại. 

Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động đặc hiệu để phòng chống các tác nhân gây bệnh.

Tiêm vắc xin là đưa trực tiếp một sinh phẩm vào cơ thể, do đó cần đảm bảo tuyệt đối chất lượng của vắc xin nhằm đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của người được tiêm, cũng như đảm bảo hiệu quả phòng bệnh do vắc xin mang lại. 

Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, việc bảo quản, thực hiện các bước rà soát trước tiêm đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Bảo quản duy trì nhiệt độ ổn định

Vắc xin chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi được bảo quản với các tiêu chuẩn theo quy định, đúng nhiệt độ.

Để đảm bảo chất lượng vắc xin, bà Ngô Thị Tuyết Sương, Phó Giám đốc chất lượng, Hệ thống tiêm chủng VNVC với hơn 100 trung tâm tiêm chủng trên cả nước cho biết VNVC đầu tư hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn Quốc tế GSP (Good Storage Practices) cùng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) với trang thiết bị chuyên dụng gồm: kho lạnh, xe lạnh, tủ lạnh và thùng lạnh giúp bảo quản, lưu trữ vắc xin trong điều kiện tối ưu.

“Xương sống” của dây chuyền bảo quản lạnh đạt chuẩn GSP là mạng lưới 4 tổng kho lạnh và hơn 100 kho lạnh từ 2-8°C khắp cả nước.

100% trung tâm đều có kho lạnh, thiết bị bảo quản vắc xin tại chỗ, bảo quản vắc xin ngắn hạn hoặc dài hạn theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Mỗi kho lạnh được bố trí tối thiểu 2 nguồn điện với thời gian cấp điện dự trữ đến 72 giờ. Ngoài ra, còn có các phương án huy động xe phát điện dự phòng lưu động dù rất hiếm khi xảy ra.

VNVC xây dựng Hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP Quốc tế và hệ thống dây chuyền lạnh Cold chain ở hơn 100 Trung tâm trên toàn quốc, công suất lưu trữ gần 3 triệu liều vắc xin cùng lúc. Ảnh: Mộc Thảo

Khác với các đơn vị tiêm chủng đang dùng tủ lạnh thông thường để bảo quản vắc xin, tất cả phòng tiêm của trung tâm được trang bị tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng, với hệ thống bảo quản nhiệt độ đồng bộ nhiệt kế tự ghi và camera giám sát. Mỗi cuối ngày, vắc xin chưa sử dụng sẽ được VNVC thu hồi về kho lạnh đặt ở từng trung tâm nhằm giám sát ở mức độ an toàn cao hơn”, bà Sương chia sẻ.

Theo bà Tuyết Sương, hiện một số nơi vẫn còn tình trạng bảo quản vắc xin trong tủ đông, tủ lạnh gia dụng. Nhiệt độ có thể hiển thị 2-8 độ C, nhưng thực tế rất khó đảm bảo vì nhiều yếu tố như thời gian đóng mở liên tục, nguồn điện, mật độ hàng hóa bên trong. Còn với VNVC, không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt về nhiệt độ bảo quản, kiểm soát hạn sử dụng, tính an toàn của vắc xin mà ngay cả một lọ vắc xin bị nghiêng, đổ, dù chưa mở nắp thì cũng không được phép sử dụng.

Giám sát hạn sử dụng vắc xin qua hệ thống cảnh báo

Để kiểm soát hạn sử dụng của vắc xin, VNVC đầu tư hệ thống phần mềm quản lý hàng hoá hiện đại, cho phép theo dõi đến từng lọ vắc xin với đầy đủ thông tin cần thiết, có thông báo cảnh báo hạn sử dụng vắc xin, điều phối cung ứng phù hợp tồn kho và nhu cầu sử dụng.

Đặc biệt, quy trình này còn được giám sát thông qua hệ thống phần mềm chốt chặn, những bộ phận liên quan không thể thực hiện các thao tác xuất, nhập kho các loại vắc xin đang có cảnh báo về hạn sử dụng. Điều này giúp VNVC kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm các vắc xin sắp hết hạn sử dụng nhằm có phương án xử lý kịp thời.

Bà Tuyết Sương nhấn mạnh rằng, với quy trình chặt chẽ và hệ thống phần mềm công cụ hiện đại, VNVC không cho phép vắc xin quá hạn sử dụng được đưa ra khỏi kho, mà phải chuyển vào khu vực biệt trữ để chờ hoàn, hủy theo quy định.

“Hệ thống quản lý, cảnh báo hạn sử dụng vắc xin được thiết lập ở cả kho tổng và kho lẻ, do đó nhiều lớp chốt chặn sẽ không cho phép vắc xin hết hạn được chuyển đến phòng tiêm chủng”, bà Sương khẳng định.

Quy trình tiêm chủng an toàn nghiêm ngặt

Để thực hành tiêm chủng an toàn, bà Sương cho biết: VNVC áp dụng quy trình tiêm chủng 7 bước khép kín, với đủ 3 giai đoạn trước, trong và sau khi tiêm. Trong đó, bác sĩ sẽ khám sàng lọc nhằm phát hiện bất thường, đảm bảo người được tiêm chủng đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành tiêm, hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm.

Các bước thăm khám sàng lọc trước khi tiêm bao gồm: Khai thác tiền sử và các thông tin có liên quan, đánh giá tổng trạng sức khỏe, kiểm tra thân nhiệt, nghe tim, phổi…, kết luận và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Nhân viên điều dưỡng VNVC đang chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ. Ảnh: Mộc Thảo

Vắc xin khi lấy ra phải kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu vắc xin, kiểm tra tên vắc xin, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính toàn vẹn của vắc xin cũng như liều dùng, đường dùng… với người được tiêm hoặc người giám hộ.

Đồng thời, nhân viên y tế hướng dẫn khách hàng kiểm tra, đối chiếu với chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp khách hàng được tiêm đúng loại vắc xin, tiêm an toàn, an tâm về chất lượng vắc xin và chất lượng tiêm chủng.

Đây là bước chốt chặn quan trọng để nhân viên điều dưỡng và khách hàng cùng đối chiếu giám sát chất lượng vắc xin bằng cảm quan và các thông tin được hiển thị trên vỏ hộp, lọ vắc xin, tuân thủ nguyên tắc 3 đúng “đúng loại vắc xin, đúng đường tiêm, đúng liều lượng sử dụng”, bà Sương nhấn mạnh.

Cuối cùng, mỗi khách hàng cần ở lại để theo dõi phản ứng sau tiêm 30 phút. VNVC có đội ngũ tổng đài chăm sóc sau tiêm và tiếp nhận, hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm kịp thời nhờ với đội ngũ bác sĩ trực 24/7, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp cứu tại các địa phương.

Bình luận (0)

Lên đầu trang