Người thầy ngoại quốc làm cầu nối cho cho văn hóa Việt- Hàn

Thứ Năm, 30/06/2016 07:01

|

(CAO) Gần 8 năm sinh sống và làm việc tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), GS.TS Park Jong Ryul (67 tuổi) không chỉ là một giảng viên giảng dạy tại Khoa Đông Phương (nay là Khoa Quốc tế học mà ông còn là giám đốc Trung tâm Sejong Đà Lạt, nơi cung cấp các tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập, các trang thiết bị, máy móc phục vụ việc tra cứu, khảo cứu những tài liệu liên quan đến văn hóa, văn học, giáo dục Hàn Quốc và Việt Nam.

Thông tin khó hiểu trên bằng tốt nghiệp khiến sinh viên Đại học Yersin lo lắng

Được một người bạn là giảng viên của trường Đại học Đà Lạt giới thiệu, chúng tôi gặp GS.TS Park Jong Ryul, một giảng viên người Hàn Quốc gần 8 năm sinh sống và làm việc tại trường Đại học Đà Lạt trong một buổi chiều trung tuần tháng 6.

Bén duyên với Đà Lạt

Nhắc đến cơ duyên với Đà Lạt, GS.TS Park Jong Ryul cho biết, ông là giảng viên của một trường đại học ở Hàn Quốc, năm 2008 trong một lần đến TP. Đà Lạt du lịch, ông được dịp đến thăm trường Đại học Đà Lạt. Tại đây, ông Ryul được một người bạn, cũng là đồng nghiệp đang công tác tại Trường Đại học Đà Lạt khuyên ông nên tới Đà Lạt giảng dạy.

Hiệu trưởng trường Đại học Đà Lạt đã trực tiếp mời ông Ryul tới giảng dạy tại Khoa Đông Phương (nay là Khoa Quốc tế học). Sau một thời gian suy nghĩ, GS.TS Park Jong Ryul đã đồng ý chuyển tới Đà Lạt sinh sống và làm việc tại Trường Đại học Đà Lạt. Cũng từ đó đến nay, ông Ryul gắn bó với sinh viên, giảng viên, con người và vùng đất Đà Lạt mộng mơ.

GS.TS Park Jong Ryul

Mới đầu, ông Ryul tới giảng dạy tại Khoa Đông Phương, tại đây ông biết được nhiều sinh viên của khoa có nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, đời sống vật chất thiếu thốn nhưng vẫn nỗ lực học tập, không từ bỏ khát vọng. Thấy được điều đó, người thầy mang quốc tịch Hàn Quốc đã động cảm và quyết định làm một điều gì đó cho các học trò của mình.

Nghĩ là làm, GS.TS Park Jong Ryul đã dành 3.000 USD lập quỹ học bổng hỗ trợ cho sinh viên nghèo, giỏi ngành Hàn Quốc của Khoa Quốc tế học của trường Đại học Đà Lạt. Để duy trì quỹ học bỗng, ông Ryul tìm đến và kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam như Samsung, Hansol... tài trợ quỹ học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. “Từ ngày sáng lập quỹ đến nay, chúng tôi đã quên góp số tiền lên đến 100.000 USD và mỗi năm tại trường, chúng tôi trao học bổng từ 50-60 sinh viên nghèo, học giỏi”, vị giáo sư người Hàn Quốc cho biết.

GS.TS Park Jong Ryul cùng các sinh viên trường đại học Đà Lạt nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Việt- Hàn tại Trung tâm Sejong Đà Lạt

Anh Đỗ Phan Anh (giảng viên Khoa quốc tế học trường Đại học Đà Lạt) kể lại, từ khi GS.TS Park Jong Ryul đến giảng dạy tại Trường Đại học Đà Lạt, hằng năm, ông phối hợp cùng Ban giám hiệu trường Đại học Đà Lạt gửi các sinh viên ưu tú của trường đi du học tại một số trường đại học ở Hàn Quốc. Nhờ mối quan hệ của ông, hiện có khoảng 60 sinh viên của trường được cử sang du học Hàn Quốc và nguồn học bổng của Chính phủ Hàn Quốc, của nhà trường và học bổng của riêng ông.

“ Có gần 600 sinh viên ngành Hàn Quốc học sau khi tốt nghiệp đang làm việc tại các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam với những vị trí phù hợp, mức lương khởi điểm thấp nhất đều hơn 10 triệu đồng/tháng. Các em không những có cơ hội được làm tại trường mà còn là thông dịch viên tại Trung tâm Văn hóa Việt - Hàn và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

Điều đặc biệt bằng mối quan hệ của mình, hằng năm ông Ruyl phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường mời giảng viên từ Hàn Quốc sang thỉnh giảng ngành Kỹ thuật hạt nhân tại Trường Đại học Đà Lạt cho những sinh viên ưu tú ngành Kỹ thuật hạt nhân. Và đưa các sinh viên này sang đào tạo tại các trường đại học danh tiếng ở Hàn Quốc để chuẩn bị nhân lực cho hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận”, anh Đỗ Phan Anh cho biết thêm.

Cầu nối giáo dục, văn hóa Việt – Hàn

Ngoài là giảng dạy tiếng Hàn Quốc cho Khoa Quốc tế học, GS.TS Park Jong Ryul cho biết, ông là giám đốc Trung tâm Sejong, thuộc Trung tâm Việt - Hàn của Trường Đại học Đà Lạt. Trung tâm cung cấp các tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập, các trang thiết bị, máy móc phục vụ việc tra cứu, khảo cứu những tài liệu liên quan đến văn hóa, văn học, giáo dục Hàn Quốc và Việt Nam...

PGS.TS Nguyễn Đức Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt cho biết, GS.TS Park Jong Ryul có công rất lớn trong việc xây dựng Trung tâm Sejong Đà Lạt giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa Trường Đại học Đà Lạt và các trường đại học cùng các tổ chức giáo dục của Hàn Quốc. Với vai trò của mình, giáo sư Ryul luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

GS.TS Park Jong Ryul tại Trung tâm Sejong Đà Lạt - trường Đại học Đà Lạt

Đối với GS.TS Park Jong Ryul, ông dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, tra khảo văn hóa, văn học Việt Nam. Ông cho biết, văn hóa gia đình ở Việt Nam rất thú vị, từ cách xưng hô giữa người nhỏ với người lớn tuổi, văn hóa về công sở... . Nét văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng với nhau.

Hơn 8 năm giảng dạy tại trường Đại học Đà Lạt, điều làm ông Ryul trăn trở là việc rất nhiều sinh viên mà ông đang giảng dạy thiếu cơ sở vật chất làm ảnh hưởng đến việc phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên Việt Nam so với sinh viên Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông rất vui vì sự nhiều sinh viên thông minh, cần cù, chăm chỉ và tiếp thu rất nhanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành Hàn Quốc học mà ông đang giảng dạy.

Giáo sư Nguyễn Đức Dân – cây đại thụ của nền ngôn ngữ học Việt Nam

Không chỉ góp sức giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho sinh viên và cơ hội cho trường Đại học Đà Lạt mà GS.TS Park Jong Ryul còn kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Lâm Đồng trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

“Qua sự giới thiệu của ông, một số doanh nghiệp của Hàn Quốc đã bắt đầu vào Lâm Đồng đầu tư, phát triển sản xuất cà phê và rau, hoa...”- ông Ryul khẳng định. Trò chuyện với chúng tôi, ông Ryul cho biết, điều ông vui nhất khi ở Việt Nam là nhiều sinh viên tốt nghiệp, đi làm xa họ vẫn giữ liên lạc với ông và không quên dành những lời chúc tốt đẹp vào ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày nhà giáo... Nhiều sinh viên sau khi ra trường đang làm việc tại Hàn Quốc, khi có dịp trở về Đà Lạt, họ tới trường thăm hỏi, trao tặng những món quà ý nghĩa... cho ông.

Bình luận (0)

Lên đầu trang