Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel lợi hại như thế nào?

Thứ Hai, 23/10/2023 09:02

|

(CAO) Khi hàng nghìn quả tên lửa trút xuống Israel, nước này một lần nữa phải dựa vào hệ thống Vòm sắt (Iron dome) để bảo vệ người dân, hạ tầng của mình.

Các nhà phân tích cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt là một công cụ quan trọng hàng đầu trong 'kho vũ khí' của Israel tại các cuộc xung đột khác nhau trong thập kỷ qua.

Vòm Sắt có hiệu quả cao. Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết hệ thống này có tỷ lệ thành công 95,6% trong việc đánh chặn một loạt tên lửa do nhóm Thánh chiến Hồi giáo tấn công vào tháng 5.

Quá trình phát triển Vòm Sắt lần đầu tiên được triển khai vào năm 2007. Sau đó là các cuộc thử nghiệm vào năm 2008 và 2009, những bệ phóng của hệ thống Vòm Sắt đầu tiên đã được triển khai vào năm 2011. Hệ thống này đã được nâng cấp nhiều lần kể từ đó.

Vòm Sắt được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đang bay tới. Nó được trang bị radar phát hiện tên lửa, sau đó sử dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát để tính toán nhanh xem liệu một quả đạn bay tới có gây ra mối đe dọa hay có khả năng bắn trúng khu vực không có người ở hay không. Nếu tên lửa gây ra mối đe dọa, Vòm Sắt sẽ bắn tên lửa từ mặt đất để đánh chặn chúng trên không.

Đối với những người ở trên mặt đất, việc đánh chặn trực tiếp nghe giống như một tiếng nổ lớn và đôi khi có thể cảm nhận được từ mặt đất.

Theo Raytheon và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, có 10 khẩu đội Vòm Sắt hiện nay được triển khai trên khắp Israel, mỗi khẩu đội bao gồm từ 3 đến 4 bệ phóng.

4 bước giúp hệ thống Vòm Sắt hoạt động - Ảnh: CNN

Hệ thống này có khả năng di chuyển cao và chỉ cần vài giờ để thiết lập, đồng thời bản thân các tên lửa đánh chặn cũng có khả năng cơ động cao. Chúng dài 3 mét (gần 10 feet); có đường kính khoảng 6 inch (15 cm); và nặng 90 kg (198 pound) khi phóng, nhóm phân tích bảo mật IHS Jane's cho biết vào năm 2012.

IHS Jane's thông tin, đầu đạn được cho là mang theo 11 kg chất nổ mạnh, phạm vi hoạt động của nó là từ 4 km đến 70 km (2,5 dặm đến 43 dặm).

Điều quan trọng cần lưu ý là không giống như các hệ thống phòng không được thiết kế để ngăn chặn tên lửa đạn đạo, Vòm Sắt nhắm vào các tên lửa không điều khiển ở độ cao thấp – loại thường được các nhóm chiến binh ở Gaza bắn.

Trong thời gian chiến tranh, chi phí vận hành Vòm Sắt có thể tăng lên nhanh chóng. Mỗi tên lửa có giá khoảng 40.000 USD, do đó chi phí cho việc đánh chặn hàng ngàn tên lửa, đạn pháo sẽ là rất cao.

Theo Cơ quan nghiên cứu Quốc hội, chính phủ Mỹ đã chi hơn 2,9 tỷ USD cho chương trình Vòm Sắt. Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng, Israel có thể sẽ yêu cầu bổ sung các tên lửa đánh chặn bên cạnh sự hỗ trợ quân sự khác từ Washington sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas trong tháng này.

Một khẩu đội của hệ thống Vòm Sắt - Ảnh: Wikipedia 

Vòm Sắt hoạt động như thế nào?

Hệ thống phòng không di động Vòm Sắt bao gồm 10 khẩu đội, mỗi khẩu đội mang theo 3-4 bệ phóng tên lửa cơ động. Vị trí chiến lược của nó cung cấp một hàng rào phòng thủ chống lại tên lửa, súng cối và máy bay không người lái trong phạm vi lên tới 60 dặm vuông tại các khu vực đông dân cư và Israel trước đây từng tự hào về tỷ lệ thành công trên 90% trong việc đánh chặn tên lửa.

1. Xác định mục tiêu

Radar xác định tên lửa đang bay tới trong phạm vi 2,5 đến 43 dặm, hay 4 đến 70 km, tính từ dàn pháo và gửi thông tin về đường đi của tên lửa đến trung tâm chỉ huy và kiểm soát.

2. Dự đoán

Trung tâm điều khiển tính toán vị trí va chạm và dự đoán liệu tên lửa có tấn công các khu vực có người ở hay không.

3. Đánh giá

Hệ thống nhắm vào các tên lửa gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với các khu vực đô thị và cơ sở hạ tầng khi đối phó với nhiều mối đe dọa đồng thời, bỏ qua các tên lửa có khả năng bắn trúng các khu vực không có dân cư hoặc ra biển.

4. Đánh chặn

Hệ thống điều khiển kết nối với bệ phóng bắn tên lửa để tiêu diệt tên lửa mục tiêu nếu việc đánh chặn được cho là hợp lý.

Màn đánh chặn tên lửa của lực lượng Hamas phóng do hệ thống Vòm Sắt Israel thực hiện 

Bình luận (0)

Lên đầu trang