Binh sĩ và nỗi ám ảnh trên chiến trường:

Kỳ 3: Những "cảnh vệ ngỗng" xuất sắc

Thứ Tư, 31/01/2024 12:10

|

(CATP) Không phải cảnh khuyển, cũng chẳng phải ngựa chiến, với mục đích kéo giảm tội phạm ở những khu vực phức tạp về an ninh trật tự của Trung Quốc, trong đó có các phần tử bạo động ở Tân Cương, cơ quan chức năng hy vọng sự hiện diện của "loài chim hống hách" này sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi phạm pháp.

Từ "bảo vệ to mồm" hữu dụng...

Là khu vực thường xảy ra nhiều vụ bạo động giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ, lịch sử chống bạo động ở Tân Cương hiếm khi ghi nhận sự can thiệp của những loài vật 4 chân là chó nghiệp vụ, vì chúng từng bị đầu độc ở mức phải báo động.

Để tìm lực lượng thay thế, từ 10 năm trước, chính quyền Tân Cương đã nghĩ đến loài 2 chân có cánh với "không ít nhược điểm" tồn tại: nhìn rất kém khi trời tối, khó có khả năng huấn luyện, tội phạm sẽ không dám manh động khi trông thấy một con chó so với phát hiện chú ngỗng đi một mình..., nhưng cuối cùng chính những ưu điểm vượt trội của loài có cánh này lại khiến chúng được chọn để sung vào lực lượng bảo vệ (ảnh), khi trái ngược với các chú cẩu, loài ngỗng không có xu hướng xơi thức ăn vứt gần mình, nhất là vào ban đêm, vì chúng nhìn rất kém khi trời tối, ngược lại loài này lại có thính giác cực nhạy, giác quan nhạy bén và thường đi theo nhóm khiến tội phạm khó thể vô hiệu hóa. Khi nghe tiếng động lạ, cả đàn sẽ kêu lên inh ỏi, trong khi những con ngỗng lớn thấy người lạ liền xông lên tấn công tới tấp, đặc biệt nếu trong đoàn ngỗng có 1 con bị tấn công, những con còn lại sẽ hung hãn trả đũa để bảo vệ đồng loại.

Việc dùng ngỗng chống trộm trên thực tế đã mang lại hiệu quả rất lớn và tháng 6/2013 loài "có cánh ầm ĩ" này từng lập công lớn khi đánh thức cả đồn cảnh sát ở huyện Sa Loan sau khi 1 người đàn ông địa phương do vi phạm luật đã bị tịch thu xe máy đã tìm cách đột nhập vào đồn lấy lại phương tiện, dù đã loại được 2 chú chó, nhưng cuối cùng lại bị đội quân "bảo vệ" gồm 20 con ngỗng phát hiện ré lên inh ỏi, khiến đối tượng bị tóm.

... Đến "cảnh vệ" đáng gờm

Theo Chủ tịch Nhóm chuyên gia về ngỗng tự nhiên của Liên minh Bảo tồn Quốc tế Petr Glazov thì ngỗng thường chọn lọc hơn trong việc báo động: Loài này chỉ lên tiếng nếu có đối tượng xâm nhập vào lãnh địa của chúng. Cũng chính vì nguyên nhân ấy, trong khi cảnh sát nhiều trạm ở Tân Cương sử dụng ngỗng làm "vệ sĩ” bảo vệ trạm thì nhiều thành phố tự trị của Trung Quốc cũng dùng ngỗng giúp tăng cường an ninh ở các khu dân cư và những nơi phức tạp khác.

Ở nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, loài ngỗng thường được nuôi ở các trang trại, nên chính quyền một số địa phương đã thử nghiệm trước khi quyết định bố trí ngỗng dọc 300 trạm kiểm soát biên phòng, khi loài "to mồm, hung hăng một cách thô bạo" này sẵn sàng lao vào và dùng chiến thuật đe dọa đối phương, thay vì bỏ chạy như hầu hết các loài có cánh khác. Ngỗng cảnh vệ có nhiệm vụ báo động khi phát hiện đối tượng vượt biên với nhà chức trách năm 2021 từng được tuyên dương trên bản tin Đài quốc gia Sùng Tả với danh hiệu "ngỗng ca".

Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng vài chục loài ngỗng hoang sống trên các châu lục trừ Châu Nam Cực, có thể điều khiển mỗi mắt riêng biệt, mang lại góc nhìn rộng hơn. Khi ngủ, ngỗng cũng có thể kiểm soát được tình thế, loài này rất giỏi đánh hơi mối nguy tiềm ẩn, vì thế nhiều loài có cánh khác thường kiếm ăn xung quanh ngỗng để được bảo vệ khi xảy ra sự cố.

Thêm điều kiện khiến ngỗng được sung vào lực lượng cảnh vệ một cách nhanh chóng: không cần chăm sóc nhiều, loài có cánh hai chân này có thể tự kiếm ăn và không cần chăm sóc y tế, vì thế ít tốn kém chi phí hơn so với cảnh khuyển hoặc một số loài khác...

(Còn tiếp...)

Kỳ 2: Vụ
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang