(CATP) Khi dân số thế giới được dự báo sẽ lên đến 9 tỷ người trong vòng 15 năm tới và số người già cũng tăng với tốc độ nhanh chưa từng thấy, có thể nói "ngân hàng thời gian" là ứng dụng độc đáo, mang lại hiệu quả cao liên quan đến vấn đề chăm sóc, hỗ trợ giữa các cá nhân trong xã hội. Thông qua sử dụng thời gian thay vì tiền bạc, các cá nhân có thể hỗ trợ người lớn tuổi đồng thời nhận lại sự chăm sóc tương tự khi mình cần, qua đó giúp thúc đẩy các kết nối xã hội và hỗ trợ lẫn nhau...
Nơi "chủ tài khoản" ký gửi thời gian
Theo tờ The Times of India, Nirogi Bharat Foundation (NBF) - tổ chức tình nguyện xã hội ở bang Uttarakhand, Ấn Độ do anh Rohit Mamgain (31 tuổi) sáng lập - đã thành lập "ngân hàng thời gian", nơi "chủ tài khoản" ký gửi thời gian của họ qua việc tình nguyện giúp đỡ người lớn tuổi và nhận lại sự hỗ trợ khi cần thiết. Cho đến nay đã có hàng trăm tình nguyện viên nhiều lĩnh vực khác nhau đăng ký tài khoản này.
Theo đó, bất kỳ ai quan tâm đến việc chia sẻ thời gian của mình với người cao tuổi gặp khó khăn trong cuộc sống, cần được chăm sóc sức khỏe cũng như các nhu cầu khác, đều có thể trở thành thành viên của "ngân hàng thời gian" sau khi được cơ quan điều tra xác minh. Anh Mamgain giải thích: "Mỗi tiếng đồng hồ tình nguyện viên dành cho người cao tuổi sẽ được ghi có vào tài khoản của họ và đến lượt mình, nếu cần họ cũng sẽ được các tình nguyện viên khác hỗ trợ".
Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, dân số thế giới đã vượt mốc 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022 và được dự báo sẽ lên đến 9 tỷ người trong vòng 15 năm tới; điều đáng nói là cùng với đó, số người già trên thế giới cũng tăng nhanh chóng. Do tỉ lệ sinh toàn cầu đã giảm hơn một nửa từ thập niên 50 của thế kỷ XX đến nay, trong khi tỉ lệ tử cũng giảm, vì thế số người từ 65 tuổi trở lên được dự báo sẽ tăng từ mức 783 triệu người vào năm 2022 lên 1 tỷ người vào năm 2030 và như thế sẽ không có đủ người để chăm sóc cho rất nhiều người.
Người lớn tuổi rất mong có người kề cận, thăm hỏi, động viên, chăm sóc thường xuyên
Tia hy vọng cho người cao tuổi
Một trong những giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề là robot làm việc như nhân viên chăm sóc, nhưng lại liên quan đến vấn đề tài chính từ khoản tiền mua và bảo trì robot; trong khi đó Thụy Sĩ sử dụng "ngân hàng thời gian", "ngân hàng hưu trí” dựa trên ý tưởng cung cấp và nhận dịch vụ chăm sóc người cao tuổi mà không sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Thay vào đó các thành viên sử dụng thời gian như tiền tệ, với mỗi giờ làm việc, tình nguyện viên sẽ đổi được 1 giờ tín dụng, ghi "có” vào tài khoản của mình, hoạt động thông qua hệ thống an sinh xã hội. Đổi lại, khi đến độ tuổi cần giúp đỡ, họ có thể nhờ các tình nguyện viên.
Với những người lớn tuổi đang cần sự trợ giúp, sáng kiến này chính là "tia hy vọng lúc cuối đời", khi con cháu bận rộn với việc mưu sinh hoặc thường xuyên dán mắt vào các trang mạng xã hội trên điện thoại thông minh, khiến các bậc cha mẹ, ông bà thường cảm thấy bị bỏ rơi nên rất cô đơn. Sáng kiến này đã giúp lấp đầy khoảng trống ấy.
Thực ra các "ngân hàng thời gian" đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu, nhưng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bắt đầu ở St. Gallen vào năm 2015, với quy định hơn 50.000 tiếng đồng hồ được dành giúp đỡ người già trong khu vực và chỉ những người trên 50 tuổi mới trở thành tình nguyện viên chăm sóc lực lượng này. Quy định trên ngoài vấn đề cần sức khỏe để đảm đương công việc không hề dễ dàng nhưng rất cần sự nhẹ nhàng này, còn giúp tương tác về mặt tinh thần tốt hơn do khoảng cách giữa hai thế hệ không quá xa.
Mỗi quốc gia (Nhật Bản, Mỹ, New Zealand, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Singapore...) sáng tạo một loại "ngân hàng thời gian" khác nhau; trong đó thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc từng tặng đồng xu cho mỗi tiếng đồng hồ giúp đỡ người già và tài khoản ghi "có” của họ cũng mở rộng hơn, có thể tặng cho bạn bè hoặc thành viên gia đình cần được chăm sóc, sau đó được xét ưu tiên vào viện dưỡng lão.
(Còn tiếp..)
(CATP) Nằm ở địa đầu cực Bắc Tổ quốc, tỉnh Hà Giang của Việt Nam thường ghi dấu ấn trong lòng du khách về vùng cao nguyên đá cùng các cung đường dốc quanh co, những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ, nhưng có lẽ ít người có thể lặn lội đường xa đến thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, nơi có bản người Dao nép mình bên dãy Tây Côn Lĩnh, sương mù bao phủ quanh năm với những rừng chè San Tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi sừng sững... Ấn tượng nhất là khi thu về, sắc vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang hòa cùng màu xanh của các vạt rêu phủ kín những mái nhà lợp cọ vừa hoang sơ vừa đẹp đến nao lòng.
NGUYỄN XUÂN (Theo Times of India)