20% người dân Pháp có ý định tự tử

Thứ Bảy, 06/02/2016 07:38  | Bảo Tâm (Pháp)

|

(CAO) Cuộc khủng hoảng kinh tế gần mức chạm đáy tại Pháp đã làm nảy sinh một hiện tượng báo động: nạn tự tử trong dân chúng.

Tinh thần của những nạn nhân khủng hoảng xuống dốc đến mức theo kết quả của một cuộc diều tra được tiến hành bởi cơ quan Fondation Jean-Jaurès do công ty có tín nhiệm Ifop thực hiện thì có đến 20% người dân Pháp có ý định muốn tự tử vì không chịu nổi gánh nặng kinh tế và các áp lực xã hội khác đè nặng lên họ.

30% trong số những người chán đời là thuộc vào thành phần người lao động thất nghiệp.Một trong những tác giả của cuộc điều tra, giáo sư Michel Debout đã kêu gọi phản ứng, hành động của xã hội Pháp để ngăn chặn thực trạng này. Ông cũng tố chính quyền đã không giải quyết các tình trạng yếu kém của xã hội trong suốt 20 năm qua.

Ông Debout cho biết rõ hơn: Hiện tại, cứ năm người Pháp thì có một người có ý định tự tử, và đã có 5% thực hiện ý định của mình. Nếu xã hội không giúp đỡ thì làm sao những người đã mất niềm tin của mình còn có thể có hăng hái đi tìm việc làm ?

Mất công ăn việc làm có nghĩa là không những mất thu nhập cần thiết cho gia đình mà là mất luôn những quan hệ trong xã hội, trong tình cảm cá nhân và xã hội. Không phải chỉ có những người làm công ăn lương, mà thành phần hành nghề tự do như những nhà buôn bán nhỏ, những nông dân chăn nuôi, thợ chuyên môn...cũng bị đụng chạm bởi vấn đề kinh tế và có ý định tự tử. Nhất là khi không ai chăm sóc sức khỏe cho họ.

Con số người muốn tự tử phân bố ở mọi thành phần xã hội: từ người giàu đến người nghèo, có công ăn việc làm hay đang thất nghiệp nói lên một hiện tượng suy thoái tinh thần trầm trọng hiện nay trong xã hội Pháp.

Ngay cả những người có thu nhập, vừa phải giúp đỡ thêm gia đình, vừa cha mẹ, vừa con cháu, cũng bị bóp nghẹt sức kinh tế, sức mua, bởi mức đóng thuế tăng liên tục từ nhiều năm nay, kể từ khi đảng Xã hội Pháp lên nắm quyền.

Áp lực kinh tế khiến 20% người dân Pháp muốn tự tử 

Các cuộc khủng bố trong năm 2015, nhất là vào cuối năm 2015 vừa qua, khiến cho nhiều người dân lo sợ, đóng cửa ở trong nhà, ít đi vui chơi ở những nơi công cộng như nhà hàng, tiệm ăn, xem hát kịch nghệ sân khấu...., kéo theo việc giảm sức tiêu thụ hàng hóa và tăng thất thu cho nền kinh tế Pháp.

Vì thế, không ai còn ngạc nhiên khi hiện nay tại Pháp chợ búa rất đìu hiu, người dân trở nên trầm lặng, ít trao đổi trong mọi quan hệ giao tiếp bình thường. Việc đi chợ mua bán, đáng lẽ ra là hành động thể hiện trao đổi quan hệ xã hội ở tầm mức thấp nhất và bình thường nhất thì hiện nay trong những khu vực đông dân cư tại Pháp đi chợ cũng đem đến bất mãn cho dân chúng khi mọi người đều bị chặn từ cửa ra vào, bị khám xét các túi xách mang theo lúc vào chợ và khibước qua quầy thu ngân để trả tiền như thể là ai ai cũng muốn vào chợ để ăn cắp.

Chủ công ty cho rằng vị bị ăn cắp quá nhiều, và vì lý do bình đẳng nên tất cả mọi người đều bị khám xét. Nhưng họ không đủ sáng suốt để hiểu rằng như thế chính họ đã gây ra một tình trạng tâm lý bất an chung trong xã hội và qua đó lăng nhục những người yếu kém.

Vì ở những quốc gia khác, như ở Đức, không hề có "biện pháp" khám xét khách hàng như thế, và có một thống kê quan trọng mà họ, những người chủ nhân đã giấu diếm kỹ lưỡng, đó là không phải khách hàng, mà chính những nhân viên làm việc cho họ đã ăn cắp của họ.

Tấm ảnh minh họa dưới đây diễn tả một cách đúc kết ngắn gọn kết quả của cuộc điều tra:

Có 61% không hề nghĩ đến việc tự tử, 19% thỉnh thoảng thoáng qua, 20% nghĩ nghiêm trọng đến việc tự tử

Trong thành phần những người có ý định tự tử thì: 30% thuộc thành phần người lao động ăn lương bị thất nghiệp,23% thuộc thành phần hành nghề tự do, chủ nhân, 20% thuộc thành phần nhân viên các hãng tư nhân,19% thuộc thành phần đang có công ăn việc làm,18% thuộc thành phần công nhân viên nhà nước.

Về vị trí trong xã hội thì: 30% thuộc thành phần nghèo, 23% thuộc thành phần kinh tế khiêm tốn, 22% thuộc thành phần trung lưu cấp thấp, 18% thuộc thành phần trung lưu cao cấp, 12% thuộc thành phần sống thoải mái, 12% thuộc thành phần giàu có.

Bình luận (0)

Lên đầu trang