(CAO) Theo AFP ngày 23-12, dẫn lời chuyên gia địa chất tại đại học Portsmouth, Anh, Richard Teeuw cho biết, nguy cơ xảy ra sóng thần ở eo biển Sunda vẫn rất cao.
Cơn sóng thần các bãi biển ở Pandeglang, Serang và Nam Lampung vào tối 22-12, đã khiến 222 người chết và 843 người bị thương, khoảng hơn 28 người vẫn đang mất tích.
Chuyên gia Richard Teeuw đánh giá các hoạt động khó đoán của núi lửa Anak Krakatau nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn đến cơn sóng thần khác: "Việc hoạt động của núi lửa Anak Krakatau hiện vẫn khó đoán, do đó, không loại trừ khả năng nó có thể tạo ra những trận lở đất dưới lòng biển, làm tăng nguy cơ gây ra sóng thần".
Nhiều người dân trong khu vực xảy ra sóng thần vẫn còn bàng hoàng trước thảm họa - Ảnh: AFP
Trận sóng ập vào Indonesia hôm 22-12, được nhận xét là tương đối nhỏ, nên khả năng một cơn sóng thần lớn hơn còn rất hiện hữu. Đó là chưa kể các cơn sóng thần do tác động của núi lửa thường khó dự báo, và gây ra sức tàn phá lớn do đi kèm đất, đá,...
Nhà chức trách Indonesia trước đó cũng cảnh báo sóng thần có thể tiếp diễn, khuyến cáo người dân và du khách tránh xa những vùng bờ biển. Nếu một trận động đất nữa xảy ra thì nó sẽ gây hậu quả vô cùng khủng khiếp, bởi công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả của cơn sóng thần đầu tiên hiện còn đang gặp nhiều khó khăn.
Clip sóng thần và núi lửa phun: