Núi lửa phun gây sóng thần theo cơ chế nào?

Chủ Nhật, 23/12/2018 16:42  | Anh Duy

|

(CAO) Trận sóng thần ập vào các bãi biển ở eo biển Sunda (Indonesia) rạng sáng ngày 23-12 đã khiến hơn 150 người thiệt mạng. Nguyên nhân được xác định là do núi lửa ở ngoại vi Krakatoa phun trào. Cơ chế gây thiên tai này hoạt động ra sao?

Trên website đại học bang Oregon (Mỹ) xếp hiện tượng này vào thuật ngữ Volcanic Tsunamis (Núi lửa gây sóng thần). Theo đó, một trận sóng thần được định nghĩa là một cơn sóng rất lớn. Chúng rất cao và mang sức mạnh huỷ diệt khi ập vào bờ.

Sóng thần được hình thành khi tầng địa chất bên dưới đáy biển trượt lên một tầng địa chất khác khiến tầng phía trên sụp xuống. Tương tự khi bỏ đá vào ly, lượng nước bị choáng chỗ sẽ khiến mực nước dân lên. Khi một tầng địa chất sụp xuống nó sẽ đẩy lượng nước biển bị choáng chỗ bên dưới lên trên bề mặt, khiến mực nước trung bình dâng lên tạo thành những đợt sóng.

Động đất do núi lửa là kết quả của vụ nổ phun trào dữ dội từ bên trên mặt nước biển đẩy lớp vật chất trong lòng đất tràn ra , đẩy một mảng núi hay vật chất từ vụ phun trượt xuống sườn núi choáng chỗ thể tích nước khiến nước dâng lên trên bề mặt.

Cơ chế hoạt động của núi lửa gây sóng thần 

Khi sóng thần được hình thành, nó di chuyển theo hướng thẳng đứng và đạt tốc độ lớn ở vùng nước sâu. Càng vào bờ đến vùng nước nông dọc bờ biển, tốc độ càng gia tăng có thể lên tới 650 dặm/h, đi qua thềm lục địa và hướng thẳng vào đất liền. Có khoảng 5% số vụ sóng thần được hình thành từ núi lửa và khoảng 16,9% trường hợp tử vong do núi lửa xảy ra do sóng thần.

Sóng thần do núi lửa sẽ gây ra thiệt hại ở một khu vực rộng lớn hơn so với thiệt hại do một vụ phun trào núi lửa đơn lẻ, độ chênh lệch của vùng bị ảnh hưởng từ tâm xảy ra hai hiện tượng thiên nhiên này chênh nhau lên đến 25km.

Hậu quả của một đợt sóng thần gây ra do núi lửa, ngoài việc gây thiệt hại về người và của, nó còn mang những lớp cát mỏng đi xa hơn so với mép thủy triều dâng ban đầu. Số cát này được các đợt sóng lấy từ vùng thủy triều dâng và theo dòng sóng biển vào sâu trong đất liền. Khi nước rút, nó kéo theo các trầm tích từ đất liền trở lại biển. Có thể tìm thấy đá bọt (đá tổ ong) và các hạt nham thạch từ vụ phun trào núi lửa để lại trên mặt đất sau khi sóng thần rút đi.

Những đợt sóng gây ra bởi núi lửa  Krakatoa phun năm 1883 - Ảnh: OSU

Vào ngày 26-10-1883, khi núi lửa Krakatoa (Indonesia) – núi lửa gây ra  trận động đất sáng nay, phun trào, nó đã tạo ra trận sóng thần gây ra bởi núi lửa lớn nhất, có sức huỷ diệt mạnh nhất trong lịch sử khi có những con sóng cao tới 40m. Trận sóng thần này đã gây ra cái chết cho 36000 người.

Sau đó, một vụ nổ phun trào magma (nham thạch) thứ 2, khiến bể chứa magma trượt lên bể chứa nham thạch của vụ phun ban đào. Tương tự hai tầng địa chất trượt lên nhau, hai lớp vật chất của vụ phun núi lửa đổ lên nhau choáng chỗ nước khiến nó đẩy nước lên bề mặt tạo thành sóng thần. Trận thứ hai, các cột sóng thần có độ cao thấp hơn, chỉ khoảng 30 mét so với 10 mét ban đầu.

Cảnh tượng tan hoang do sóng thần sáng nay 23-12 - Ảnh: Twitter

Bình luận (0)

Lên đầu trang