Chỉ một năm về trước Chủ tịch tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) – Mạnh Hoành Vĩ của Trung Quốc còn xem chủ tịch nước ông – Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Tôi tự hào nói với tổ chức này rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò ngày càng tăng trong cơ chế thực thi pháp luật toàn cầu. Trung Quốc nằm trong những nước an toàn nhất trên Thế giới và tuân thủ theo các nguyên tắc quốc tế”.
Đó là phát biểu của ông Tập trước 1000 đại biểu tại phiên họp đại hội đồng Interpol tổ chức ở Bắc Kinh.
Giờ đây, ông Mạnh bị cuốn vào một hệ thống pháp luật có tính chính trị cao, mà các nhà phê bình nhận định đáng lẽ nên loại ông Mạnh khỏi chức chủ tịch Interpol ngày từ đầu. Hôm 8-10, Bộ trưởng Công an Trung Quốc – Triệu Khắc Chí đã nói trong một cuộc họp với các quan chức cảnh sát cấp cao ở Bắc Kinh rằng ông Mạnh bị buộc tội nhận hối lộ và các hành vi phạm tội khác.
Cả ông Triệu lẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều không đưa ra chi tiết về sự vi phạm của ông Mạnh, hoặc cho biết hành vi phạm tội của ông đã diễn ra trước hay sau khi ông được bầu làm Chủ tịch Interpol vào năm 2016.
Trong mọi trường hợp, sự biến mất đột ngột và bí ẩn của ông Mạnh đã để lại một đám mây mờ mịt treo trên đầu các quan chức Trung Quốc và các cơ quan quốc tế ngày càng mang lại cho họ (Trung Quốc) vai trò lãnh đạo. Nó như một cú đấm vào những nỗ lực của Trung Quốc để chứng minh nước này sẵn sàng cho những vai trò nổi bật hơn trong các vấn đề toàn cầu.
Ông Mạnh Hoành Vĩ - Ảnh: AP
"Hãy tưởng tượng nếu Trung Quốc bằng cách nào đó, vào một ngày nào đó, người của họ giữ vai trò tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và sau đó một ngày, ông ấy biến mất" - Michael Caster, một nhà nghiên cứu và ủng hộ nhân quyền ở Bangkok, chuyên nghiên cứu hệ thống pháp lý của Trung Quốc ví von. “Sự sỗ sàng đến từ các hành động của Trung Quốc nằm bên ngoài tất cả các khái niệm hoặc thủ tục của các tiêu chuẩn quốc tế thực sự liên quan." - Caster nhận định.
Câu hỏi lớn nhất treo quanh số phận của ông Mạnh là tại sao chính quyền của ông Tập chấp nhận cho ông “ngã ngựa”, người mà họ đã đề xuất để lãnh đạo tổ chức, điều phối các hoạt động thực thi pháp luật giữa 192 nước thành viên.
Michael Caster so sánh giữa hai vụ việc. Caster phản đối việc Trung Quốc xử lý ông Mạnh với các cáo buộc hình sự đã chấm dứt sự nghiệp của Dominique Strauss-Kahn (DSK) trong vai trò giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Các cáo buộc trong trường hợp đó - liên quan đến việc DSK hành hung tình dục với một người giúp việc khách sạn ở thành phố New York trong năm 2011 - đã được xử lý một cách minh bạch, sự minh bạch đã vắng mặt trong các vụ truy tố của Trung Quốc, đặc biệt là trong các trường hợp chính trị tinh vi. Họ đã kết thúc với cáo trạng hình sự chống lại ông Strauss-Kahn, người đã được xét xử thông qua một vụ kiện dân sự.
Trong khi đó, quy trình bắt giữ và xét xử ông Mạnh không được minh bạch như vậy. Ông Mạnh bị Ủy ban Giám sát Quốc gia buộc tội, một cơ quan chống tham nhũng được tạo ra vào tháng 3 để tăng cường cho chiến dịch chống tham nhũng của đất nước và để cho nó trở nên hợp pháp hơn. Các tòa án và công tố viên của Trung Quốc thường thuận theo các kết luận của đảng cộng sản Trung Quốc, và họ hiếm khi bác bỏ kết luận của các nhà điều tra chống tham nhũng. Việc giam giữ ông Mạnh gần như tương đương với một bản án được tuyên.
Chỉ sau vài ngày giữ im lặng, và sau một cuộc họp báo bất thường của vợ ông Mạnh, Trung Quốc mới thừa nhận rằng họ đang tạm giữ ông và nói ông đã nộp đơn từ chức cho Interpol.
Ông Mạnh đã trở thành một trong những ví dụ điển hình nhất về cách thức kiểm soát của ông Tập, các quan chức chỉ còn lại một chút an toàn, ngay cả khi họ là đại diện cấp cao của các tổ chức toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh năm ngoái - Ảnh: Lintao Zhang
Ông Triệu, Bộ trưởng Công an đã ám chỉ trong một cuộc họp hôm 8-10 rằng những hành vi sai trái của ông Mạnh là một phần của "tàn dư độc hại" còn lại bởi Chu Vĩnh Khang, cựu giám đốc an ninh nội địa đã bị tuyên án tù chung thân cho những tội danh tham nhũng trong năm 2015.
Bộ trưởng Triệu nhấn mạnh: “Vụ ngã ngựa của ông Mạnh hoàn toàn là kết quả của việc ông ấy khăng khăng làm theo ý mình đồng nghĩa với việc ông chỉ có thể tự trách mình về việc bị điều tra. Nó hoàn toàn cho thấy rằng không có đặc quyền hoặc ngoại lệ đặc biệt nào trước pháp luật”.
Tuy nhiên, cho đến một vài tuần trước, ông Mạnh, 64 tuổi, dường như vẫn còn đang ở đỉnh cao của sự nghiệp được xây dựng dựa trên việc tăng cường khả năng tiếp cận và tôn trọng quốc tế của Trung Quốc trong việc thực thi pháp luật.
Cuộc bầu cử của ông với tư cách là chủ tịch của Interpol tượng trưng cho việc chính sách của Trung Quốc ngày càng được tôn trọng như thế nào. Là chủ tịch của Interpol, ông thường xuyên hoạt động ở trụ sở tại Lyon, thành phố của Pháp, nơi tổ chức này có trụ sở chính, và ông thường xuyên thuyết trình về những ưu tiên của Interpol và đóng góp của Trung Quốc cho tổ chức này.
Và rồi sự việc xảy đến. Sau khi vợ ông Mạnh báo động về sự mất tích của chồng bà, cảnh sát Pháp bắt đầu yêu cầu Interpol đề nghị Trung Quốc minh bạch thông tin. Cuối ngày 7-10, chính phủ Trung Quốc mới tiết lộ rằng ông Mạnh bị giam giữ, phải đối mặt với một cuộc điều tra cho hành vi "vi phạm pháp luật”.
Phiên họp Đại hội đồng Interpol vào năm ngoái tại Bắc Kinh - Ảnh: Lintao Zhang
Ngoài chức vụ của mình tại Interpol, ông Mạnh còn là một thứ trưởng của Bộ Công an, và ông đã xuất hiện để giành chiến thắng như là một bàn tay ổn định quản lý lợi ích trong nước và ưu tiên quốc tế đang ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông ủng hộ đóng góp của Trung Quốc cho những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Libya và các khu vực gặp khó khăn khác. Ông đã giúp giám sát một chiến dịch do Trung Quốc dẫn đầu để dập tắt tội phạm bạo lực trên sông Mekong ở Đông Nam Á. Và ông đã góp một tay trong các hoạt động của cảnh sát Trung Quốc ở nước ngoài, bao gồm Chiến dịch Săn cáo, chiến dịch tìm cách dẫn độ hàng trăm cựu quan chức Trung Quốc và các doanh nhân đã chạy ra nước ngoài vì bị nghi ngờ tham nhũng.
Tại một cuộc họp báo thường niên hôm 8-10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - Lục Khảng nói rằng cam kết của Trung Quốc trong việc hợp tác với tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ ông Mạnh.
"Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là một cường quốc có trách nhiệm, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là ở các cơ quan đa phương”, ông Lục nói.
Ủy ban Giám sát Quốc gia mới thay thế cho Ủy ban điều tra tham nhũng của đảng cộng sản được trao quyền để rộng tay theo đuổi các vụ kiện trong toàn bộ hệ thống. Nó đã khui ra những trường hợp dường như chỉ liên quan đến tham nhũng chính trị, cho thấy rằng nhiệm vụ của nó bao gồm việc đảm bảo quyền kiểm soát chính trị của đảng cộng sản.
"Người ta nói rằng chống tham nhũng là đưa quyền lực nhốt vào một cái lồng," Luo Changping, một cựu phóng viên điều tra Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
"Nhưng ai sẽ đặt nó trong lồng và tiếp tục canh chừng cái lồng?", anh nói. "Đó là vấn đề cốt lõi chưa được giải quyết".
Theo New York Times, Anh Duy lược dịch