Tham vọng ‘vành đai, con đường’ của Trung Quốc nhằm tạo lợi thế trước Mỹ

Thứ Ba, 16/05/2017 09:55

|

(CAO) Diễn đàn cấp cao về chính sách “Một vành đai, một con đường” với chủ đề Hợp tác vì thịnh vượng chung đang diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 14-5 cho thấy quyết tâm tạo ra ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của chính quyền Bắc Kinh từ đông sang tây nhằm thay thế vai trò của Mỹ khi tổng thống Donald Trump từ bỏ chính sách “xoay trục sang châu Á” của thời Obama.

Tờ Financial Times của Anh đã đánh giá về tham vọng “vành đai, con đường” của Trung Quốc qua bài viết “Một vành đai, một con đường và nhiều nghi vấn” đăng tải ngày 14-5, ngày khai mạc diễn đàn bàn về chính sách này ở Bắc Kinh.

Nếu tổng thống Mỹ Donald Trump đang sẵn sàng rút lại vai trò lãnh đạo của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xác định sẽ lấp vào chỗ trống đó – và thế giới đang cảnh báo nhau về ‘mưu đồ' này.

Gần 30 nhà lãnh đạo của các quốc gia, giám đốc của tổ chức Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Liên Hiệp Quóc và các phái đoàn đến từ khắp nơi trên Thế giới đã tụ hội về Bắc Kinh hôm 14-5 để tham dự diễn đàn xúc tiến cho chính sách “Một vành đai, một con đường”, một “con đường Tơ lụa mới” trong thời hiện đại.

Kế hoạch này là một tham vọng to lớn nhằm xây dựng những tuyến đường, đường ray, cảnh biển, đường ống dẫn dầu và các công trình hạ tầng khác nhằm kết nối Trung Quốc với khu vực Trung Á, Châu Âu và Châu Phi bằng đường bộ và đường biển. Trên bộ và trên biển nó sẽ tạo thành “vành đai” và “con đường” vươn đến tận khu vực Đông Nam Á và tiến ra Ấn Độ Dương.

Khoảng 900 tỷ USD cho dự án kết nối này, được các tổ chức tín dụng, ngân hàng dưới sự bảo trợ của chính quyền Trung Quốc cho các nước vay qua các khoản vay để thực hiện các dự án kết nối.

Các đại biểu đến tham dự diễn đàn này mang theo cả hy vọng lẫn nỗi quan ngại. Các cường quốc phương Tây đang lên cũng đã triển khai các gói vay tài chính để phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của họ và mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị. Các nước nghèo hơn rất hạnh phúc khi nhận tiền với kết quả dung hòa cho lợi ích của hai bên.

Tuy nhiên có nhiều điều xảy ra hơn ở đây (chính sách Vành đai, Con đường) hơn là sự lặp lại của một kiểu đô hộ thuộc địa vào thế kỷ 21. Trung Quốc đề xuất chính sách “Con đường tơ lụa mới” không đơn thuần chỉ là một dự án phát triển mà là một động thái kích thích thương mại trong một thế giới đang vật lộn với mức tăng trưởng kinh tế trung bình và khối lượng thương mại giảm. Các rào cản thương mại được hạ thấp, điều hòa các quy định được đặt ra trong chương trình nghị sự cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Các quốc gia tham gia ‘Vành đai, Con đường’cần cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ quốc tế.  Đó là mặt tốt của chương trình này.

Bản đồ các tuyến kết nối trong chương trình "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc - Ảnh: Đồ họa CNN

Tiềm năng hợp tác của chương trình có được thực hiện hay không phụ thuộc phần lớn vào các mục tiêu của Trung Quốc, và liệu Bắc Kinh có “theo” đến cùng với việc đặt ra các kỷ luật cho chương trình hay không. Sáng kiến này giúp Trung Quốc tiết kiệm nhiều hơn so với đầu tư vào các dự án trong nước. Tuy nhiên lo lắng cũng đi kèm khi nó cũng mở “đường” cho Trung Quốc xuất khẩu những mặt tồi tệ nhất của nền kinh tế ra nước ngoài, đồng thời gia tăng những căng thẳng đối với hệ thống tài chính.

Với sự thành công của đà phát triển kinh tế Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, nước này đang đối mặt với gánh nặng bởi việc phân bổ vốn không hiệu quả, điều hay xảy ra ở một nền kinh tế chiếm ưu thế bởi các doanh nghiệp nhà nước, và sự dư thừa (sản phẩm) trong nhiều ngành.

Trung Quốc tham vọng chương trình Vành đai Con đường sẽ kết nối thương mại ở nhiều khu vực từ Tây sang Đông - Ảnh: CNN

Trung Quốc có thể chỉ chủ yếu quan tâm đến việc chuyển hướng thặng dư, xuất khẩu sản phẩm dư thừa ra nước ngoài và cho các công ty xây dựng của mình ra nước ngoài làm việc. Nếu điều đó xảy ra, các dự án được xây dựng có thể không phải là những gì mà các nước tiếp nhận thật sự cần. Như vậy, họ sẽ không tạo ra được doanh thu dự kiến. Các khoản vay trả lại (vay từ Trung Quốc) họ sẽ không có khả năng chi trả, làm ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của nước chủ nhà và khiến các khoản tín dụng xấu làm tắc nghẽn hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Những rủi ro này sẽ kết hợp với mức độ 'Con đường Tơ lụa' mới có khả năng trở thành công cụ để Trung Quốc làm sâu sắc thêm quyền bá chủ chính trị của mình trong khu vực. Nếu các khoản vay giả rẻ được sử dụng như những khoản tiền để trả cho vai trò lãnh đạo khu vực của Trung Quốc, các khoản vay này thậm chí còn ít có khả năng được sử dụng hiệu quả hơn (như mục tiêu ban đầu là xây dựng hạ tầng để kết nối khu vực).

Nhiều quốc gia có thể bị cản trở để vay tiền, thậm chí cả lúc họ cần, khi có quá nhiều ràng buộc. Thật vậy, có nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt đồng đầu tư “Vành đai, Con đường” ở nước ngoài đang giảm.Giữa mặt tốt và mặt xấu, chính sách này của Trung Quốc vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi.

Bình luận (0)

Lên đầu trang