(CAO) Chính phủ Úc vừa tuyên bố "khai chiến" với đám mèo, những con mèo gia súc đã trở thành mèo hoang, gây nhiều thiệt hại cho thiên nhiên và môi trường sống của người, vì chúng sinh sản rất nhanh, bươi rác, gieo mầm bệnh tật, săn những con mồi dưới trướng của nó như chim rừng, gà rừng, sóc...., khiến cho nhiều loài thú thiên nhiên có nguy cơ diệt chủng.
Ông Gregory Andrews người phụ trách về bảo vệ các loài vật có nguy cơ diệt chủng trong chính phủ Úc thông báo là 2 triệu mèo hoang đã săn giết và tiêu hủy 75 triệu thú vật khác yếu hơn nó.
Bộ trưởng bộ môi trường Úc, ông Greg Hunt xác định, bắt đầu từ 2015 cho đến năm 2020, trong năm năm sẽ giết 2 triệu mèo hoang bằng thuốc độc hay bắn chết.
Nước Pháp đã nhiều lần có dịch về thỏ rừng, phá hoại rừng và đồng ruộng hoa mầu, vườn trồng rau củ của dân chúng nên những người đi săn được quyền bắn, đặt bẫy thỏ rừng. Trong thời gian chiến tranh, có vùng vì đói mà họ cũng ăn hay bán thịt mèo nấu giả làm thịt thỏ trong các nhà hàng.
Tháng 1 năm 1952, một bác sĩ người Pháp, ông Armand-Delille, nảy ra ý truyền dịch bệnh bằng vi khuẩn Myxomatose cho ba con thỏ nhà trong mục đích diệt thỏ rừng trên diện tích canh tác của gia đình ông.
Mèo hoang ở Úc
Nhưng dịch bệnh Myxomatose lan truyền rất nhanh trên khắp lãnh thổ nước Pháp. Ba năm sau, 1955, thì hấu như 98% thỏ rừng bị tiêu diệt vì bệnh Myxomatose.
Dân chúng ở vùng quê rất bất mãn vì họ bị mất đi một nguồn lương thực sạch, thịt thỏ rừng.
Sau đó, Pháp phải có biện pháp chể biến vaccin chống lại bệnh Myxomatose cho gia súc và ra các đạo luật hình sự phạt nghiêm khắc việc truyền bệnh bằng vi khuẩn.
Nhưng ông bác sĩ Armand-Delille lại không bị phạt vì hành động của ông này xảy ra trước khi có đạo luật đó ra đời.