45 năm giải phóng miền Nam: Một Việt Nam đang phẳng

Thứ Hai, 27/04/2020 18:46

|

(CATP) Mới đó mà chúng ta đã kỷ niệm 45 năm ngày lịch sử, đất nước thống nhất. Trong lịch sử dân tộc, những cột mốc như vậy rất quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử để dân tộc ta tiến lên giai đoạn phát triển mới rực rỡ hơn. Ngày 30-4-1975 có ý nghĩa như vậy và những gì đất nước ta đã trải qua từ cột mốc đó, đến nay, đã chứng minh tất cả.

Hôm trước, tình cờ xem phóng sự trên truyền hình, trong đó hình ảnh những người chiến sĩ năm ấy giờ đã hơn 70 tuổi phát biểu về cảm tưởng ngày chiến thắng của mình rất đơn giản: "Chiến thắng rồi, về với mẹ thôi!" "Về với mẹ thôi!", đơn giản chỉ có vậy đã làm chúng ta bật khóc về những hy sinh cao cả của họ để có ngày thống nhất đất nước hôm nay.

Trải qua 45 năm (30-4-1975 - 30-4-2020), để có hòa bình như hôm nay đã có rất nhiều máu xương đổ ra cho độc lập, tự do. Đó là lý do người Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình. 45 năm, gần bằng 2 thế hệ, nếu tính mỗi thế hệ 20-30 năm, tạm gọi đó là thế hệ I/1975 và thế hệ II/1975. Một công dân Việt Nam sinh ra trong những năm sau 1975 (thế hệ I/1975) nghĩ khác thế hệ anh Bộ đội Cụ Hồ làm nên chiến thắng lịch sử 30-4 và chắc chắn sẽ nghĩ khác thế hệ 9X (thế hệ II/1975). Bởi đơn giản, khoảng cách thế hệ, để họ có cái nhìn đa dạng, tinh tế, hiện đại, thực tế hơn về những gì đã qua, đặc biệt về lịch sử. Tất nhiên đó là sự tiếp nối nhưng mới mẻ.

Nhớ lại câu chuyện của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Mai trong những ngày đầu thương thảo về bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ông khẳng định rằng: "Việt Nam không phải là chiến tranh. Việt Nam là một dân tộc". Chính Tổng thống Bill Clinton cũng nhắc lại câu này trong phát biểu của mình tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000.

Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975

Chúng ta là một dân tộc, một dân tộc yêu chuộng tự do và hòa bình. Tiếng hét vui mừng của anh Bộ đội Cụ Hồ ngay sau chiến thắng 30-4-1975: "Chiến thắng rồi, về với mẹ thôi!" đã nói lên một cách sâu sắc tình yêu hòa bình và tự do, khát vọng sống trong hạnh phúc và tình yêu thương của người Việt Nam.

Trong dịp kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước năm 2005, Thủ tướng Phan Văn Khải có bài viế trấ tấ ntượ ng, trong đo ông đưa con số thống kê ý nghĩa: "30 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, trong dân số nước ta hiện nay, 60% là những người sinh sau ngày 30-4-1975". Từ đó, cố Thủ tướng Phan Văn Khải viết "Vận nước vừa thôi thúc vừa tạo cơ hội tập hợp mọi người Việt Nam yêu nước trong khối đại đoàn kết dân tộc, chung lòng, dốc sức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế... và cả sự khác nhau về chính kiến".

15 năm trước Thủ tướng Phan Văn Khải đã thấy rõ tinh thần đại đoàn kết dân tộc, bởi ông hiểu minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Quan sơn muôn dặm một nhà. Vì trong bốn bể đều là anh em".

Một Việt Nam phẳng, đang đến với thế giới phẳng bằng sức mạnh kinh tế của chính mình, bằng sự hợp tác chân thành, hiệu quả và đang trên đường trở thành quốc gia công nghiệp. Nhớ mùa hè năm 2006, nhà sáng lập Microsoft thăm Bắc Ninh. Ở xóm Tự, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, rất nhà quê, ông được các liền anh liền chị mời trầu, nghe những làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh và chợt thấy rằng người Việt Nam rất khát vọng vươn lên. Ông phát biểu rằng chỉ trong thập kỷ tới thôi, Việt Nam sẽ vươn lên thành công như các nền kinh tế đang hóa rồng, hóa hổ ở châu Á. Điều dự đoán đó của Bill Gate đang thành hiện thực.

Giờ đây, cái xóm Tự xa xôi ấy đã có Internet, mạng đã len lỏi đến tận bản làng. Việt Nam là một quốc gia văn hiến, đang hội nhập và ngày càng hội nhập sâu trong một "thế giới phẳng" ngày càng rộng, không chỉ là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế uy tín, mà còn là đối tác lớn uy tín của nhiều cường quốc, tổ chức quốc tế qua những hiệp định hợp tác kinh tế thế hệ mới tầm vóc.

"Một Việt Nam phẳng" trong tiến trình toàn cầu hóa, biết chơi va chơi rấ ttố tluậ tchơi chung. Sâu sắc hơn, "Một Việt Nam phẳng" xóa bỏ được những ranh giới hữu hình hay vô hình, tạo cơ hội cho mọi người Việt Nam đóng góp xây dựng Tổ quốc, để chúng ta xây dựng đất nước giàu mạnh.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một bài viết kể rằng một lần cùng Đức tổng giám mục Nguyễn Văn Bình đến thăm các cháu thiếu nhi đang vui chơi trong vườn Tao Đàn đã nói với Đức cha: "Nhìn những cháu bé đang chơi với nhau ấy, làm sao có thể phân biệt được cháu nào có đạo, cháu nào không, cháu nào là "con quốc gia", cháu nào là con Cộng sản". Đức cha Nguyễn Văn Bình đồng tình: "Chỉ người lớn mới phải chịu trách nhiệm về những sự phân biệt đó".

Một Việt Nam đang phẳng, giang tay đón bà con khắp nơi trên thế giới trở về với quê mẹ. Yêu nước nào phải là đặc quyền của riêng ai, bởi tình yêu đó có từ trong tâm thức.

Lịch sử là lịch sử, cái chúng ta cần là tương lai. Tôi rất quý cách tư duy của TS Nguyễn Xuân Thu (Đại học RMIT) - người trở về với Việt Nam - đã viết trên Journal of Vietnamese: "Bạn không thể làm lành vết thương của mình bằng cách nhìn lại quá khứ và bạn cũng không thể tạo dựng được một tương lai tốt đẹp cho con cái mình bằng thù hận. Quá khứ cần thuộc về quá khứ. Tương lai là cách duy nhất để đem lại sự an bình và hạnh phúc".

Hãy hướng đến tương lai!

Bình luận (0)

Lên đầu trang